Đánh bóng ô tô là gì? Bảng giá đánh bóng ô tô mới nhất

1015

Đánh bóng ô tô là một trong những dịch vụ chăm sóc xe ô tô, giúp loại bỏ các vết trầy, xước nhẹ trên bề mặt sơn cũng như loại bỏ một số điểm khuyết bằng cách sử dụng máy đánh chuyên dụng và pass chuyên dụng thực thi theo quy trình chuẩn.

Bề mặt sơn xe ô tô sau khi được xử lý sẽ bóng hơn, hạn chế các vết trầy nhẹ trên bề mặt sơn xe, tăng tính thẩm mỹ và sang trọng.

Có nên đánh bóng ô tô không
Có nên đánh bóng ô tô không

Việc xử lý các vết trầy có được tốt hay không phụ thuộc và tay nghề, quy trình xử lý cũng như các dụng cụ, nguyên liệu chuyên dụng có tốt không để thực thi trên xe như máy đánh bóng, pass đánh, …

Việc đánh bóng cho xe ô tô khá quen thuộc trong ngành Detailing, đặc biệt là trong quy trình xử lý của dịch vụ phủ ceramic ô tô, giúp cải thiện bề mặt sơn xe sau thời gian sử dụng.

Đánh bóng xe ô tô là gì?

Vậy đánh bóng xe ô tô là gì? Bản chất của dịch vụ này là đánh giá bề mặt sơn xe, sử dụng các dụng cụ, nguyên liệu để xử lý bề mặt sơn xe khi có những điểm khuyết làm mất thẩm mỹ, khôi phục độ bóng, sáng cho bề mặt sơn.

Tuy nhiên, khá nhiều quan điểm cùng chiều và trái chiều cho dịch vụ đánh bóng ô tô làm cho người dùng nghi ngờ về tính hiệu quả cũng như tính cần thiết cho việc đánh bóng.

Có nên đánh bóng cho xe ô tô?

Xe đi bẩn chỉ cần rửa xe là sạch, tuy nhiên, sau một thời gian đi xe, dưới các tác động của môi trường làm bề mặt sơn xe bị oxy hóa, ngả ố vàng hay bị xước dăm bề mặt làm giảm đi tính thẩm mỹ của chiếc xe thì việc đánh bóng lại bề mặt sơn là rất cần thiết.

Có nên đánh bóng cho xe ô tô
Có nên đánh bóng cho xe ô tô

Cho dù bạn đang đi một dòng xe cao cấp hay một chiếc xe cỏ bình thường thì việc quan tâm, chăm sóc bề mặt sơn xe thường xuyên giúp duy trì và mang lại sự tinh tế, thẩm mỹ hơn cho chiếc xe đang đi.

Các khuyết tật bề mặt sơn xe thường gặp

Một số khuyết tật sơn xe ô tô phổ biến thường gặp như:

  • Vết trầy (Scratch): Các vết cạ, trầy nhẹ do vạ quẹt.
  • Vết xoáy mạng nhện/ Hologram (Cobweb/Spider Swirl): Các vết xước xoáy do quá trình rửa, lau xe sai cách tạo nên.
  • Vết đốm nước (Water Spot): Các vết đốm hay vảy cá do các tạp chất trong nước hay nước mưa để lại, hình thành trên và khô trên bề mặt.
  • Vết đốm ăn mòn (Acid Etching):Do tiếp xúc với các hoạt chất có tính axit nằm trên bề mặt sơn xe.
  • Vết rạn, nứt: Các vết rạn trên bề mặt sơn thường do lỗi sơn như lựa chọn chất làm cứng/chất khử không hợp, tỉ lệ trộn chưa chuẩn, độ ẩm môi trường quá cao/quá thấp khi sơn xe…
  • Vết vỏ cam, lông đuôi ngựa: Là những vệt do quá trình đánh bóng sơn không đúng cách, không đúng quy trình tạo nên.

Khi nào thì nên đánh bóng ô tô ?

Có nên thường xuyên đánh bóng xe ô tô không? Khi nào nên đánh bóng bề mặt sơn xe?

Đánh bóng bề mặt sơn xe ô tô
Đánh bóng bề mặt sơn xe ô tô

Theo các chuyên gia chăm sóc ô tô, để bề mặt sơn xe bóng và sáng hơn cũng như đảm bảo chất lượng sơn bề mặt thì việc đánh bóng, chăm sóc bề mặt sơn xe định kỳ 6 tháng một lần giúp hiệu chỉnh bề mặt sơn xe, loại bỏ những vấn đề gây hại đến bề mặt sơn góp phần kéo dài tuổi thọ sơn xe.

Dụng cụ đánh bóng ô tô chuyên dụng

Để thực hiên việc đánh bóng xe ô tô, bạn sẽ cần:

  • Một miếng mút mềm: Nếu bạn không có máy đánh bóng chuyên nghiệp thì có thể tìm cho mình một miếng mút mềm để thực thi.
  • Đèn kiểm tra(nếu có): Đèn chuyên dụng giúp soi rõ hiện trạng bề mặt sơn xe.
  • Nhám: Những vết xước nặng cần có các loại nhám chuyên dụng với độ mịn khác nhau để xử lý bề mặt, khắc phục khuyết tật.
  • Xi đánh bóng: Bạn có thể tìm các loại si ở dạng dầu, sáp, dung dịch đánh bóng xe ô tô,…
  • Máy đánh bóng ô tô (nếu có): Nếu bạn thường xuyên đánh bóng tại nhà thì nên trang bị cho mình một bộ máy đánh bóng chuyên dụng như Bosch, Clover, Rupes,…
  • Dung dịch nano hoặc phủ ceramic.

Các bước đánh bóng ô tô

Quy trình đánh bóng, xử lý bề mặt sơn xe theo các bước sau:

  • Bước 1: Bạn cần vệ sinh, làm sạch bủi bẩn trên bề mặt sơn hay dùng đất sét công nghiệp loại bỏ bụi sơn.
  • Bước 2: (Nếu có)Sử dụng đèn chuyên dụng để kiểm tra, đánh giá các vấn đề đang gặp phải trên bề mặt sơn xe.
  • Bước 3: Nếu vết xước sâu, bạn cần giấy nhám để xử lý các điểm khuyết.
  • Bước 4: Tiếp đến dùng si, pass đánh bóng thoa lên bề mặt sơn xe và dùng máy đánh chuyên dụng để đánh bóng.
  • Bước 5: Gia tăng tính thẩm mỹ, độ bóng cho bề mặt cũng như tạo lớp phủ bảo vệ với dung dịch ceramic chuyên dụng.

Bảng giá đánh bóng xe ô tô mới nhất

Loại xe Gói 1: Đánh bóng nhanh (4 giờ) Gói 2: Đánh bóng cơ bản (6 giờ)
Small 600.000 1.000.000
Medium 800.000 1.400.000
Larger 1.000.000 1.800.000
X-Larger 1.200.000 2.200.000
Lưu ý: Bảng giá trên mang tính chất tham khảo

Những lưu ý khi đánh bóng xe ô tô

Sau khi đánh bóng xong, bạn có thể bắt đầu đến công đoạn xử lý bề mặt sơn xe bằng si/pass để xử lý các điểm khuyết khó hơn, tuy nhiên bạn cần phải có kinh nghiệm và tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Kiểm tra kỹ và đọc hướng dẫn sử dụng các dung dịch, sản phẩm liên quan để nhận biết được tính phù hợp trong quá trình thực thi.
  • Cần tìm hiểu kỹ các loại si/pass hay dung dịch phủ phù hợp trước khi thực thi.
  • Quy trình xử lý cần tiến hành theo các bước, không làm sơ sài các giai đoạn để ảnh hưởng đến công đoạn kế tiếp.
  • Hạn chế, tránh tối đa các dung dịch tẩy rửa hay dung dịch phủ bám lên bề mặt da.
  • Sử dụng đồ bảo hộ cẩn thận trước khi làm việc.

Những sai lầm về đánh bóng xe ô tô

  • Dùng Cana để đánh bóng xe ô tô ?

Trước tiên bạn phải hiểu cana là gì cũng như công dụng của cana để ứng dụng cho phù hợp với mục đích công việc.

Sáp cana
Sáp cana

Bản chất Cana là xi phá thô có độ mịn khoảng 400 dùng để phá vết xước sơn xe. Chúng có độ thô cao nên sẽ làm mỏng sơn, làm hỏng lớp sơn bóng, mài sâu vào lớp sơn bên trong.

Nếu bạn không am hiểu và chưa trải nghiệm thì việc dùng cana để đánh bóng xe ô tô sẽ mang lại những hậu quả khó lường và không thể khắc phục được.

Để đánh bóng sơn xe ô tô nên sử dụng các loại bass chuyên dụng có độ mịn từ 4500-7000 sẽ mang đến độ bóng cao, sơn xe ô tô không bị mài mòn nhiều như cana.

  • Phủ sáp là không cần đánh bóng xe

Đánh bóng và phủ sáp là 2 định nghĩa khác nhau, nhiều người vẫn nhầm tưởng giống nhau.

Phủ sáp là sử dụng một loại chất phủ lên lớp sơn trên cùng để tăng cường bộ bóng đẹp cho chiếc xe, tạo một lớp phủ bảo vệ xe hơi.

Còn đánh bóng xe ô tô là sử dụng máy chuyên dụng và nguyên liệu phù hợp để xử lý bề mặt, loại bỏ các lớp màng bụi bẩn, khuyết điểm của sơn, khôi phục lại vẻ đẹp của bề mặt sơn.

  • Đánh bóng xe xong là có thể phủ ceramic luôn cho xe hơi

Bạn có thể chọn cho mình dịch vụ đánh bóng xe đơn giản mà không cần phủ dung dịch ceramic nếu không có nhu cầu.

Thường việc đánh bóng là thực thi xử lý bề mặt gần như hoàn thiện, dịch vụ phủ ceramic tiếp đến sẽ sử dụng dung dịch chuyên dụng để tạo lớp phủ bảo vệ bề mặt sơn xe được tốt hơn.

Bản chất đánh bóng ô tô chỉ là 1 quy trình trong quá trình Hiệu chỉnh bề mặt sơn ( paint correction ) trước khi phủ ceramic.

Quy trình này gồm 3 bước:

  • Làm phẳng bề mặt sơn ( levelling )
  • Đánh bóng sơn xe ( polishing )
  • Hoàn thiện bề mặt sơn xe ( Finishing )

Đánh bóng là bước thứ 2 trong quy trình giúp khôi phục lại được khoảng 60 – 70% bề mặt sơn so với nguyên bản.

Thời gian xử lý bề mặt sơn xe thường từ 3-4 tiếng là hoàn thiện.

Lời kết

Trên đây là một số điểm về đánh bóng cho xe ô tô để người dùng hiểu hơn về công dụng cũng như bản chất vấn đề để chăm sóc chiếc ô tô của mình được đẹp và tốt hơn.

AutoDetailing.vn – Blog chia sẻ, đánh giá phụ kiện ô tô cũng như chia sẻ các thông tin hữu ích về thị trường ô tô, cách tự chăm sóc chiếc xe ô tô giúp người dùng trải nghiệm nhiều hơn trên chiếc xe của mình.

Tìm kiếm AutoDetailing.vn qua: