Ý nghĩa đèn báo lỗi ô tô, tìm hiểu các biểu tượng báo lỗi trên xe ô tô, mỗi đèn báo lỗi đều mang những đặc điểm ý nghĩa riêng biệt, xem và tìm hiểu ngay!
Các dòng xe ô tô trên thị trường hiện nay đều có đèn báo lỗi trên bảng táp ô tô. Đèn báo lỗi ô tô chia thành nhiều nhóm khác nhau như nhóm nguy hiểm, nhóm cảnh báo và bình thường với các màu sắc khác nhau. Việc chỉ mới tiếp xúc và hiểu hết toàn bộ các đèn báo lỗi ô tô không hề dễ dàng.
Cùng AutoDetailing.vn đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn ý nghĩa của đèn báo lỗi ô tô cũng như 64 biểu tượng báo lỗi xe ô tô.
Đèn báo lỗi ô tô có ý nghĩa gì?
Hiện nay có rất nhiều người điều khiển xe ô tô nhưng không thể nắm rõ tổng số đèn báo lỗi trên xe ô tô. Việc hiểu đúng ý nghĩa của từng ký tự đèn báo lỗi xe ô tô giúp chủ xe điều khiển xe thuận tiện hơn. Hơn thế, nó còn giúp đảm bảo sự an toàn và sớm nhận biết được sự hư hỏng để có thể sửa chữa kịp thời cho xe ô tô của mình.
Trên bảng đồng hồ sau vô lăng xe ô tô, tất cả các nhà sản xuất đều bố trí hệ thống đèn báo. Mỗi đèn đều mang ký hiệu mang những ý nghĩa riêng. Hiện nay có rất nhiều ký hiệu đèn báo được áp dụng đồng nhất cho những dòng xe, thương hiệu xe trên thế giới.
Về nhóm đèn báo lỗi ô tô gồm 3 nhóm chính như sau:
- Nhóm đèn báo màu đỏ: Cảnh báo các lỗi xe ô tô hoặc cảnh báo các tình huống nguy hiểm
- Nhóm đèn báo màu vàng: Thông báo các lỗi xe ô tô cần phải kiểm tra
- Nhóm đèn báo màu xanh: Thông báo hệ thống đang hoạt động
Ý nghĩa đèn báo lỗi ô tô trên bảng taplo
Tìm hiểu các biểu tượng báo lỗi trên xe ô tô hiện nay
Dưới đây là 64 biểu tượng đèn báo lỗi ô tô chắc chắn bạn không nên bỏ qua:
1. Đèn cảnh báo lỗi phanh tay: Đây là loại đèn báo lỗi ô tô khi bật sáng do quên hạ phanh tay xe khi bắt đầu chạy. Nếu trường hợp bạn đã hạ phanh nhưng đèn vẫn sáng, có thể lúc này công tắc phanh bị cài đặt sai, mức dầu phanh thấp hoặc áp suất thủy lực bị mất..
2. Đèn cảnh cáo nhiệt độ nước làm mát: Đèn sẽ bật sáng khi nhiệt độ động cơ cao hơn mức an toàn cho phép và động cơ bị quá nhiệt. Nguyên nhân của cảnh báo này chính do nước làm mát bị thiếu, két nước bị tắc hay quạt két nước, bơm nước bị trục trặc…Đây là một trong những đèn báo lỗi ô tô nguy hiểm bạn cần dừng xe và kiểm tra để đảm bảo sự an toàn.
3. Đèn cảnh báo áp suất dầu ở mức thấp nhất: Khi đèn báo bật sáng là lúc áp suất dầu xuống thấp. Nguyên nhân do bơm dầu bị lỗi, xe bị thiếu dầu, sử dụng không đúng loại dầu nhớt hay van an toàn bị kẹt…Nếu phát hiện đèn báo lỗi ô tô như vậy hãy kiểm tra lại xe ô tô càng sớm càng tốt.
4. Đèn báo lỗi trợ lực lái điện: Khi đèn bật sáng là khi hệ thống trợ lực lái điện gặp trục trặc, cảm biến trợ lực bị lỗi. Trường hợp này thường kéo theo dấu hiệu vô lăng bị nặng, bạn cần kiểm tra lại xe ô tô.
5. Đèn cảnh báo lỗi túi khí: Đèn sẽ báo và bật sáng khi có hiện tượng túi khí bị hỏng, pin hết điện và cảm biến bị lỗi, chốt an toàn cũng có thể đã bị lôi…cần kiểm tra sớm.
6. Đèn cảnh báo lỗi ắc quy: Là khi đèn báo bật sáng do ắc quy hết pin, nguyên nhân do máy phát điện gặp trục trặc, ắc quy yếu cần thay mới…
7. Đèn báo khóa vô lăng: Đèn báo lỗi ô tô sẽ sáng khi vô lăng xe bị khóa. Nguyên nhân do xoay vô lăng khi đã tắt máy nhưng lại quên trả về N hoặc P.
8. Đèn báo bật công tắc khóa điện: Đèn báo sẽ bật sáng khi bật công tắc khóa điện.
9. Đèn cảnh báo chưa thắt dây an toàn: Đèn báo lỗi ô tô bật sáng do chưa thắt dây an an toàn hoặc dây an toàn đang bị lỗi.
10. Đèn cảnh báo cửa xe đang mở: Đèn bật sáng khi cửa xe ô tô chưa được đóng kín.
11. Đèn cảnh báo nắp capo đang mở: Dấu hiệu của việc đèn báo lỗi ô tô này là do nắp capo ô tô đang mở.
12. Đèn cảnh báo cốp xe đang mở khi cốp xe của bạn mở và chưa được đóng lại.
13. Đèn cảnh báo lỗi động cơ Check Engine: Đèn báo lỗi ô tô bật sáng khi hệ thống động cơ và các hệ thống liên quan bị lỗi. Nguyên nhân do xảy ra trục trặc ở các bộ phận như bobin đánh lửa, bugi, kim phun, cảm biến oxy, van hằng nhiệt, cảm biến lượng khí nạp…Bạn cần kiểm tra xe càng sớm càng tốt.
14. Đèn cảnh báo lỗi bộ lọc Diesel sáng khi bộ lọc diesel bị lỗi
15. Đèn cảnh báo lỗi gạt mưa tự động: Đèn báo lỗi ô tô bật sáng khi hệ thống gạt mưa tự động bị lỗi, cần xem xét kiểm tra lại tránh trường hợp đang lái xe thì mưa ập đến gây nguy hiểm.
16. Đèn cảnh báo sấy nóng bugi, dầu diesel: Đèn báo lỗi ô tô này sáng khi bugi đang sấy nóng.
17. Đèn cảnh báo áp suất dầu ở mức thấp: Đèn báo lỗi ô tô áp suất đang ở mức thấp do bơm dầu bị lỗi, xe bị thiếu dầu, sử dụng không đúng loại dầu nhớt cho xe, van an toàn xe bị kẹt…
18. Đèn báo lỗi phanh ABS: Đèn bật sáng khi hệ thống phanh ABS bị lỗi bởi do cảm biến bị bẩn, bạn cần vệ sinh sạch cảm biến là có thể giải quyết được.
19. Đèn cảnh báo tắt hệ thống cân bằng điện tử: Đèn sẽ bật sáng khi hệ thống cân bằng điện tử bị tắt, thường thì hệ thống này sẽ được tắt khi xe bị sa lầy.
20. Đèn cảnh báo áp suất lốp: Là đèn báo lỗi ô tô khi áp suất lốp đang ở mức thấp.
21. Đèn cảnh báo lỗi cảm biến: Là đèn báo lỗi ô tô khi cảm biến gạt mưa bị lỗi.
22. Đèn cảnh báo lỗi má phanh: Là đèn báo lỗi ô tô khi má phanh bị lỗi hoặc bị mòn. Bạn nên kiểm tra và thay má phanh mới.
23. Đèn báo sấy kính sau: Dấu hiệu khi sấy kính sau đang bật.
24. Đèn cảnh báo lỗi hộp số tự động: Dấu hiệu của đèn báo lỗi ô tô khi hộp số tự động bị lỗi. Nguyên nhân ở dầu hộp số đã có vấn đề.
25. Đèn cảnh báo lỗi hệ thống treo: Dấu hiệu bộ phận đàn hồi hoặc bộ phận dẫn hướng đang gặp trục trặc.
26. Đèn cảnh báo lỗi giảm xóc: Dấu hiệu đèn báo lỗi ô tô do hệ thống giảm xóc bị lỗi cần kiểm tra lại.
27. Đèn cảnh báo lỗi cánh gió sau: Dấu hiệu đèn báo lỗi ô tô khi cánh gió ở vị trí lệch chuẩn, làm giảm độ cân bằng và cản trở tốc độ của xe.
28. Đèn cảnh báo lỗi đèn ngoại thất: Dấu hiệu báo hệ thống đèn ngoại thất đang bị lỗi cân kiểm tra lại.
29. Đèn cảnh báo lỗi đèn phanh: Đèn báo lỗi ô tô khi phanh sau bị lỗi.
30. Đèn cảnh báo lỗi cảm biến ánh sáng: Là dấu hiệu cảm biến ánh sáng đang bị lỗi.
31. Đèn cảnh báo điều chỉnh khoảng sáng đèn pha: Dấu hiệu đèn báo lỗi ô tô khi đèn pha xe ô tô đang bật, cần có sự điều chỉnh khoảng sáng phù hợp hơn tránh chói mắt xe đang chạy ngược chiều.
32. Đèn cảnh báo lỗi hệ thống chiếu sáng thích ứng xảy ra khi hệ thống chiếu sáng thích ứng bị lỗi.
33. Đèn cảnh báo lỗi đèn móc: Dấu hiệu đèn báo lỗi ô tô khi đèn móc kéo bị lỗi và cần kiểm tra lại.
34. Đèn cảnh báo lỗi mui xe của xe mui trần: Khi mui của xe mui trần bị lỗi vị trí không đúng chuẩn, đèn báo lỗi ô tô sẽ sáng và bạn cần kiểm tra lại.
35. Đèn cảnh báo chìa khóa không nằm trong ổ: Dấu hiệu khi chìa khóa xe không nằm trong ổ khóa xe.
36. Đèn cảnh báo chuyển làn đường: Đèn bật sáng khi xe chuyển làn đường hoặc khi chạy lệch làn đường, không đúng làn đường có thể gây nguy hiểm cho người điều khiển và người đi trên đường.
37. Đèn cảnh báo lỗi chân côn: Đèn bật sáng do chân côn đạp không đúng cách hoặc bị lỗi như bị dính, chưa sát…thử thả chân ga và đạp lại.
38. Đèn cảnh báo nước rửa kính ở mức thấp: Dấu hiệu đèn báo lỗi ô tô khi nước rửa kính xe ở mức thấp, cần kiểm tra lại và châm thêm nước.
39. Đèn báo bật đèn sương mù: Đây là đèn báo hiệu khi đèn sương mù sau đang bật.
40. Đèn báo bật đèn sương mù trước: Dấu hiệu đèn bật sáng khi đèn sương mù trước của xe ô tô đang bật.
41. Đèn báo bật hệ thống điều khiển hành trình: Dấu hiệu của đèn báo lỗi ô tô khi hệ thống điều khiển hành trình được kích hoạt.
42. Đèn báo nhấn chân phanh: Dấu hiệu nhắc người lái cần nhấn mạnh bàn đạp phanh để khởi động xe.
43. Đèn cảnh báo xe sắp hết nhiên liệu: Dấu hiệu của việc xe bạn đã sắp hết nhiên liệu và cần đổ thêm ngay.
44. Đèn báo bật đèn báo rẽ: Dấu hiệu đèn bật khi đèn báo rẽ đang bật.
45. Đèn báo bật chế độ lái mùa đông: Là đèn báo lỗi ô tô khi chế độ lái mùa đông đang bật ( đường băng tuyết, đường trơn trượt)
46. Đèn báo thông tin: Là dấu hiệu đèn bật sáng khi xe đang thông tin bằng tín hiệu trên bảng điện tử.
47. Đèn báo trời sương giá: Là dấu hiệu khi phát hiện thời tiết có sương giá.
48. Đèn cảnh báo chìa khóa sắp hết pin: Là dấu hiệu đèn báo lỗi ô tô khi khóa xe ô tô của bạn sắp hết pin và bạn cần thay pin sớm tránh rắc rối trong lúc vận hành xe.
49. Đèn cảnh báo khoảng cách giữa các xe: Là dấu hiệu khi xe đang quá gần với xe phía trước, đèn báo lỗi ô tô sẽ sáng, bạn cần điều chỉnh để giữa khoảng cách an toàn.
50. Đèn báo bật đèn pha: Đèn báo bật sáng khi đèn pha đang bật.
51. Đèn báo thông tin đèn báo rẽ: Đây là dấu hiệu đèn báo lỗi ô tô khi đèn báo rẽ đang gặp trục trặc, cần có sự khắc phục càng sớm càng tốt.
52. Đèn cảnh báo lỗi bộ chuyển đổi xúc tác: Đèn báo lỗi ô tô khi hệ thống bộ chuyển đổi xúc tác đang gặp lỗi do động cơ bị trục trặc.
53. Đèn cảnh báo phanh đỗ: Là đèn báo lỗi ô tô khi phanh tay đang hoạt động, nếu bạn hạ phanh nhưng đèn vẫn báo thì có thể công tắc phanh bị cài đặt sai, mức dầu phanh thấp, áp suất thủy lực bị mất.
54. Đèn báo bật hỗ trợ đỗ xe: Là dấu hiệu khi một số hệ thống hỗ trợ xe đang hoạt động như cảm biến, camera lùi, radar…
55. Đèn cảnh báo xe cần bảo dưỡng: Đèn báo lỗi ô tô bật khi xe đến thời gian đi bảo dưỡng và tu sửa. Bạn nên đem xe đi bảo dưỡng kịp thời tránh các hư hỏng không mong muốn.
56. Đèn cảnh báo có nước vào bộ lọc nhiên liệu: Là dấu hiệu đèn bật sáng khi có nước lọt vào trong bộ lọc dầu hay bộ lọc xăng, nên kiểm tra lại bộ lọc càng sớm càng tốt.
57. Đèn cảnh báo tắt hệ thống túi khí: Khi đèn báo lỗi ô tô này bật sáng là khi hệ thống túi khí bị tắt.
58. Đèn cảnh báo lỗi xe: Đèn báo lỗi ô tô bật sáng khi xe xảy ra lỗi, kiểm tra càng sớm càng tốt.
59. Đèn báo bật đèn cos chiếu gần: Dấu hiệu của đèn báo lỗi ô tô khi đèn cos đang bật.
60. Đèn cảnh báo bộ lọc gió bị bẩn: Khi bộ lọc gió bị bẩn là lúc đèn báo lỗi ô tô sáng, bạn cần kiểm tra vệ sinh bộ lọc gió hoặc có thể thay bộ lọc gió mới.
61. Đèn bật chế độ lái tiết kiệm nhiên liệu: Đèn báo lỗi ô tô khi chế độ tiết kiệm nhiên liệu trên xe ô tô đang bật.
62. Đèn báo hệ thống hỗ trợ đổ đèo: Đây là dấu hiệu đèn báo lỗi ô tô khi hệ thống hỗ trợ đổ đèo của xe được kích hoạt.
63. Đèn cảnh báo lỗi bộ lọc nhiên liệu: Dấu hiệu của việc bộ lọc nhiên liệu bị tắc nghẹt, cần kiểm tra càng sớm càng tốt.
64. Đèn cảnh báo giới hạn tốc độ: Khi đèn này bật sáng, là lúc xe bạn đang chạy quá tốc độ an toàn. Khi thấy đèn báo lỗi ô tô này bạn nên điều chỉnh lại tốc độ xe cho phù hợp.
Trên đó là 64 dấu hiệu đèn báo lỗi ô tô mà chúng tôi nghĩ rằng ai cũng nên biết. Khi vận hành xe ô tô, những dấu hiệu đèn báo lỗi ô tô sẽ giúp bạn tránh được những hư hỏng của xe và đảm bảo an toàn nhất cho người lái xe.
AutoDetailing.vn – Blog chia sẻ, đánh giá phụ kiện ô tô cũng như chia sẻ các thông tin hữu ích về thị trường ô tô, cách tự chăm sóc chiếc xe ô tô giúp người dùng trải nghiệm nhiều hơn trên chiếc xe của mình.
Tìm kiếm AutoDetailing.vn qua:
-
-
- Facebook: https://fb/autodetailing.vn
- Youtube:https://bit.ly/3Hc93rk
-