Quy trình bảo dưỡng xe ô tô định kỳ? Bảng giá bảo dưỡng

780

Những hạng mục xe cần thay thế được bảo dưỡng xe ô tô định kỳ theo số km để đảm bảo xe có độ bền cao, hoạt động ổn định mọi lúc, đảm bảo an toàn tính mạng, hạn chế hư hỏng chi tiết máy, tăng tuổi thọ động cơ, và đảm bảo sự vận hành êm ái bền bỉ của xe.

Bảo dưỡng xe ô tô
Bảo dưỡng xe ô tô

Vậy bảo dưỡng ô tô là gì? Quy trình bảo dưỡng ô tô theo định kỳ như ​​thế​​ nào? Mời bạn cùng Auto Detailing tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.

Bảo dưỡng xe ô tô là gì?

Bảo dưỡng ô tô là công việc cần thiết và bắt buộc đối với các chủ xe. Việc này nhằm phát hiện những hư hỏng tiềm ẩn để sửa chữa nhanh chóng và giảm thiểu sự cố hoặc tai nạn nguy hiểm cho người dùng.

Việc bảo dưỡng ô tô phải đúng quy trình và thời gian. Đối với xe cũ hay xe mới bạn nên gửi xe đi bảo dưỡng trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho bạn và những người ngồi trên xe.

Các hạng mục bảo dưỡng ô tô

  • Dầu động cơ: Thay định kỳ mỗi 5.000 km hoặc 6 tháng. Dầu động cơ có chức năng bôi trơn, làm mát, làm sạch và chống rỉ sét cho động cơ ô tô. Nếu không thay dầu thường xuyên, động cơ sẽ nhanh bị hao mòn, dễ hỏng hóc, xe bị nóng máy…
Thay dầu ô tô loại nào tốt nhất
Thay dầu ô tô loại nào tốt nhất
  • Lọc dầu động cơ: Nên thay định kỳ sau mỗi 10.000 km. Bộ lọc dầu loại bỏ bụi bẩn trước khi dầu đi vào chu trình bôi trơn mới. Nếu bộ lọc dầu không được thay thế thường xuyên, chất lượng của dầu sẽ bị ảnh hưởng.
  • Bộ lọc gió động cơ: Làm sạch sau mỗi 10.000 km và thay thế sau mỗi 20.000 – 30.000 km. Lọc gió động cơ loại bỏ bụi bẩn trong không khí trước khi vào buồng đốt. Nếu bộ lọc gió không được thay thế thường xuyên có thể bị tắc do nhiều bụi bẩn. Từ đó gây bít tắc không khí đi vào buồng đốt, ảnh hưởng đến tỷ lệ hòa khí.
  • Bộ lọc nhiên liệu: Thay thế định kỳ sau mỗi 40.000 km hoặc 2 năm. Bộ lọc nhiên liệu có chức năng loại bỏ tạp chất trước khi nhiên liệu đi vào buồng đốt. Nếu bộ lọc nhiên liệu không được thay thế thường xuyên, nhiên liệu sẽ bị ô nhiễm, làm giảm hiệu suất đốt cháy và ảnh hưởng đến công suất động cơ.
  • Bugi: Vệ sinh định kỳ sau mỗi 20.000 km và thay bugi thường sau mỗi 40.000 km và thay bugi Iridium sau mỗi 100.000 km. Bugi có nhiệm vụ tạo ra tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và không khí để động cơ hoạt động. Bugi hoạt động lâu ngày dễ bị bẩn, mòn, chảy…dẫn đến đánh lửa yếu, đánh lửa chậm, không đánh lửa… nên cần được vệ sinh và thay thế thường xuyên.
Bugi bị hỏng
Bugi bị hỏng
  • Kim phun: Làm sạch sau mỗi 20.000 km. Đây là bộ phận có nhiệm vụ phun nhiên liệu tạo ra sự cháy bên trong buồng đốt. Kim phun hoạt động lâu ngày thường bám nhiều khói dầu và bụi bẩn, cần phải vệ sinh.
  • Nước làm mát động cơ: Nên kiểm tra và bổ sung định kỳ nước làm mát sau mỗi 10.000 km, thay thế định kỳ sau mỗi 40.000 – 60.000 km. Nước làm mát có công dụng làm mát động cơ ô tô. Nước làm mát ô tô sau một thời gian dài hoạt động rất dễ bị bẩn và biến chất nên cần được kiểm tra và thay thế thường xuyên.
  • Kiểm tra khe hở xupap: Kiểm tra thường xuyên sau mỗi 40.000 km. Khi động cơ hoạt động, xupap tiếp xúc với khí cháy ở nhiệt độ cao nên dễ dàng giãn nở. Do đó, cần có một khoảng trống để phần giãn nở vẫn có thể đóng lại khi kết thúc kỳ nén. Tuy nhiên, nếu khe hở quá lớn sẽ khiến xupap đóng/mở không đúng thời điểm. Vì vậy cần phải thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh khe hở xupap sao cho đạt đúng tiêu chuẩn.
  • Đai truyền động trục cam: Thay mới định kỳ sau mỗi 100.000 km. Dây đai cam giúp kết nối bánh đà trục cam và trục khuỷu để tạo ra chuyển động đồng bộ và ăn khớp. Sau một thời gian dài vận hành, đai cam thường bị mòn, nứt,… cần phải thay thế thường xuyên.
  • Kiểm tra ​định kì các dây đai trên động cơ: Kiểm tra định kỳ (thay thế nếu cần thiết) sau mỗi 100.000 km. Các dây đai động cơ giúp động cơ dẫn động cho hệ thống điều hòa, bơm két nước, bơm trợ lực lái, máy phát điện… Sau một thời gian vận hành, các dây đai rất dễ bị mòn… cần được kiểm tra thường xuyên và thay thế kịp thời khi xuống cấp.
  • Điều chỉnh và kiểm tra tốc độ không tải: Kiểm tra sau mỗi 100.000 – 120.000 km. Van điều khiển không tải giúp kiểm soát tốc độ động cơ ở chế độ không tải. Sau một thời gian dài hoạt động, van có thể sẽ bị lệch cần phải kiểm tra và điều chỉnh lại kịp thời.
  • Dầu hộp số: Kiểm tra và thay thế định kỳ sau mỗi 40.000 – 60.000 km. Dầu hộp số có chức năng bôi trơn, làm sạch và chống rỉ sét cho các chi tiết bên trong hộp số. Dầu hộp số rất dễ bị bẩn, biến chất, độ nhớt không đảm bảo sau thời gian dài làm việc… nên cần phải thay thế thường xuyên.
Rò rỉ dầu trợ lực
Rò rỉ dầu trợ lực
  • Thay dầu truyền động (dầu cầu): Thay định kỳ sau mỗi 40.000 km. Dầu cầu trục có tác dụng bôi trơn và giảm ma sát trong hệ thống truyền động.
  • Kiểm tra phanh trước/sau: Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ sau mỗi 10.000 km hoặc 6 tháng. Do tính ma sát lớn nên hệ thống phanh ô tô phải làm việc với tần suất cao trong các điều kiện khắc nghiệt. Vì vậy, cần phải kiểm tra thường xuyên. Các hạng mục kiểm tra phanh bao gồm kiểm tra má phanh, xi lanh phanh, phanh ABS, bầu trợ lực phanh, bàn đạp phanh, chân phanh,…
  • Kiểm tra phanh đỗ: Kiểm tra và điều chỉnh định kỳ sau mỗi 20.000 – 40.000 km. Hệ thống phanh đỗ giúp xe đứng yên khi dừng/đỗ. Phanh đỗ mặc dù chịu tải ít hơn phanh chân nhưng lại hoạt động thường xuyên hơn do đó cần được kiểm tra và điều chỉnh định kỳ.
  • Thay thế dầu phanh: Kiểm tra sau mỗi 10.000 km và thay thế sau 2-3 năm. Nhiệm vụ của dầu phanh là truyền lực cho hệ thống phanh. Tuy nhiên, sau một thời gian dài làm việc, dầu phanh thường bị nhiễm nước do tính dễ hút ẩm và dễ nhiễm bẩn. Do đó, dầu phanh cần được thay thế và kiểm tra định kỳ.
  • Dầu trợ lực lái: Kiểm tra định kỳ 10.000 km và thay định kỳ 60.000 – 80.000 km. Dầu trợ lực lái có chức năng truyền lực đẩy thanh răng, giúp vô lăng chuyển hướng nhẹ nhàng hơn.
  • Đảo lốp xe: Chủ xe nên đảo lốp định kỳ sau mỗi 10.000 km. Do trọng lượng không được phân bổ đều trên trục xe nên lốp xe sẽ mòn không đều. Do đó, cần phải đảo lốp thường xuyên để giúp lốp mòn đều và tăng tối đa tuổi thọ của lốp.
Khi nào cần thay lốp xe ô tô
Khi nào cần thay lốp xe ô tô
  • Hệ thống điều hòa, sưởi, quạt: Nên kiểm tra định kỳ sau mỗi 5.000 km hoặc 6 tháng. Kiểm tra, vệ sinh lọc gió điều hòa và vệ sinh dàn lạnh thường xuyên (40.000 km/lần), thay lọc gas (2 năm/lần), kiểm tra và bổ sung ga lạnh.
  • Van thông gió, hộp các te, đường ống và đầu nối: Nên kiểm tra thường xuyên sau mỗi 20.000 đến 40.000 km.
  • Rô tuyn, cao su chắn bụi: Kiểm tra sau mỗi 10.000km hoặc sau 6 tháng.
  • Hệ thống treo, hệ thống giảm sóc, cao su chắn bụi trục truyền động: Kiểm tra sau mỗi 10.000 km hoặc 6 tháng.
  • Hệ thống xả: Kiểm tra sau mỗi 10.000km hoặc 6 tháng.
  • Nắp bình xăng, đầu nối hệ thống nhiên liệu, đường ống: Kiểm tra sau mỗi 10.000km hoặc 6 tháng.
  • Độ rơ vô lăng, thước lái và các thanh liên kết: Kiểm tra sau mỗi 10.000km hoặc 6 tháng.
  • Cần gạt mưa và nước rửa kính: Kiểm tra sau 5.000 km hoặc 6 tháng
  • Hệ thống còi xe: Kiểm tra sau 5.000 km hoặc sau 6 tháng
  • Áp suất lốp và độ mòn lốp xe: Kiểm tra thường xuyên sau 5.000km hoặc 6 tháng.
  • Bình ắc quy, độ mòn điện cực: Kiểm tra sau 5.000 km hoặc 6 tháng
  • Hệ thống đèn xe: Kiểm tra thường xuyên sau 5.000km hoặc 6 tháng.

Quy định thời gian bảo dưỡng xe ô tô

Tùy thuộc vào lịch bảo dưỡng ô tô của nhà sản xuất ô tô, các mốc thời gian bảo dưỡng thường được tính theo số km hoặc số giờ chạy xe, tùy theo điều kiện nào đến trước. Hầu hết mọi người theo dõi lịch bảo dưỡng dựa trên số km xe đã đi.

Quy định thời gian bảo dưỡng xe ô tô
Quy định thời gian bảo dưỡng xe ô tô

Tuy nhiên, thời gian cũng là một yếu tố quan trọng cần xem xét khi bảo dưỡng phương tiện của bạn. Cho dù xe chưa đi hết số km quy định nhưng khi đến thời hạn bảo dưỡng vẫn phải đưa xe đi bảo dưỡng.

Các cấp bảo dưỡng ô tô theo km và thời gian

Bảo dưỡng cấp 1 (5.000 km)

Bảo dưỡng cấp độ 1 được thực hiện sau khi xe đã chạy được 5000km hoặc sau 3 tháng một lần, tùy theo điều kiện nào đến trước.

Các hạng mục bảo dưỡng ô tô cấp một bao gồm:

  • Thay dầu động cơ
  • Kiểm tra dung dịch rửa kính, cần gạt nước
  • Kiểm tra hệ thống còi
  • Kiểm tra hệ thống điều hòa, quạt, hệ thống sưởi…
  • Kiểm tra áp suất lốp, độ mòn của lốp
  • Kiểm tra ắc quy, độ mòn điện cực
  • Kiểm tra hệ thống đèn

Bảo dưỡng cấp 2 (10.000 km)

Bảo dưỡng cấp độ 2 được thực hiện sau khi xe đã chạy được 10.000 km hoặc 6 tháng một lần, tùy theo điều kiện nào đến trước.

cách thay nước làm mát ô tô
cách thay nước làm mát ô tô

Các hạng mục bảo dưỡng ô tô cấp 2 bao gồm:

  • Thay bộ lọc dầu động cơ
  • Làm sạch bộ lọc khí động cơ
  • Kiểm tra/Bổ sung chất làm mát
  • Kiểm tra/Bổ sung dầu trợ lực lái
  • Kiểm tra/Bổ sung dầu phanh
  • Kiểm tra, bảo dưỡng phanh trước/sau
  • Kiểm tra roo tuyn, cao su chống bụi
  • Kiểm tra hệ thống giảm xóc, cao su trục truyền động
  • Kiểm tra hệ thống xả
  • Kiểm tra nắp nhiên liệu, ống dẫn, đầu nối hệ thống nhiên liệu
  • Kiểm tra độ rơ của vô lăng, thanh liên kết và thước lái
  • Kiểm tra lốp và đảo lốp
  • Các hạng mục bảo dưỡng ô tô cấp 1

Bảo dưỡng cấp 3 (20.000 – 30.000 km)

Bảo dưỡng cấp 3 được thực hiện sau khi xe di chuyển ​được 20.000 – 30.000 km hoặc sau 1 năm tùy trường hợp.

Động cơ
Động cơ

Hạng mục bảo dưỡng cấp 3 bao gồm:

  • Các hạng mục bảo dưỡng cấp độ 2
  • Kiểm tra/ thay lọc gió động cơ
  • Kiểm tra/ vệ sinh bugi
  • Kiểm tra và điều chỉnh phanh đỗ

Bảo dưỡng cấp 4 (40.000 – 60.000 km)

Ở hạng mục bảo dưỡng cấp 4 sẽ được thực hiện khi xe di chuyển được từ 40.000 đến 60.000 km hoặc sau 2 -3 năm tùy trường hợp. Các hạng mục bao gồm:

  • Các hạng mục trong bảo dưỡng ô tô cấp 3
  • Kiểm tra/ thay bugi ( nếu sử dụng bugi thường)
  • Kiểm tra/ thay dầu phanh
  • Kiểm tra/thay dầu trợ lực lái
  • Kiểm tra/ thay dầu hộp số
  • Kiểm tra/ thay dầu cầu
  • Kiểm tra/ thay lọc nhiên liệu
  • Kiểm tra và điều chỉnh khe hở xupap
  • Kiểm tra/ thay nước làm mát

Bảo dưỡng cấp cao (80.000 – 100.000 km)

Hạng mục bảo dưỡng cấp cao được thực hiện sau khi xe đi được 80.000 đến 100.000 km hoặc sau 4 – 5 năm sử dụng.

Đây cũng là hạng mục áp dụng bảo dưỡng xe ô tô cũ ở mốc 4 – 5 năm hoặc 9 – 10 năm:

  • Bao gồm các hạng mục bảo dưỡng như cấp 4
  • Kiểm tra/ thay dây đai truyền động trục cam (nếu xuống cấp)
  • Kiểm tra/ thay dây đai trên động cơ và thay mới nếu xuống cấp
  • Kiểm tra và điều chỉnh tốc độ không tải

Lưu ý: Các hạng mục bảo dưỡng trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mỗi hãng xe và dòng xe sẽ có các cấp cũng như hạng mục bảo dưỡng khác nhau. Chủ xe cần lưu ý để mang xe đi bảo dưỡng kịp thời.

Chi phí bảo dưỡng xe ô tô

Chi phí bảo dưỡng ô tô phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: bảng giá bảo dưỡng từng hãng xe, cấp độ bảo dưỡng, tình trạng, dòng xe, đời xe… thay thế phụ tùng riêng lẻ… Tuy nhiên, nhìn chung giá bảo dưỡng của một chiếc ô tô hạng phổ thông thường dao động trong khoảng sau:

  • Chi phí bảo dưỡng cấp 1 từ 800.000 đến 1.500.000 VND
  • Chi phí bảo d​ư​ỡng cấp 2 từ 1.200.000 đến 2.500.000 VND
  • Chi phí bảo dưỡng cấp 3 từ 2.000.000 đến 4.000.000 VND
  • Chi phí bảo dưỡng cấp 4 từ 6.000.000 đến 10.000.000 VND

Quy trình bảo dưỡng xe ô tô

Để có thể sử dụng xe lâu dài và luôn ​​vận hành êm ái, hầu hết các chủ xe đều phải thực hiện công việc bảo dưỡng xe định kỳ hàng tháng, hàng năm hoặc theo lịch của hãng.

Tùy theo sự khác biệt của từng dòng xe sẽ có quy định bảo dưỡng xe định kỳ khác nhau, chủ xe nên sử dụng sách hướng dẫn để biết khi nào nên đem xe đi bảo dưỡng.

Thông thường, quy trình bảo dưỡng ô tô định kỳ sẽ theo các bước sau:

  • Bước 1: Đặt lịch hẹn với trung tâm bảo dưỡng xe
  • Bước 2: Đưa xe đến trung tâm theo đúng lịch hẹn
  • Bước 3: Trung tâm bảo dưỡng nhận xe và kiểm tra tổng quát xe
  • Bước 4: Trung tâm sẽ thông báo đến khách hàng những linh kiện và hạng mục cần phải bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thay thế
  • Bước 5: Báo giá chi tiết cho khách hàng
  • Bước 6: Tiến hành bảo dưỡng hoặc sửa chữa, vệ sinh xe,…
  • Bước 7: Kiểm tra xe và bàn giao xe lại cho khách hàng

Có nên bảo dưỡng xe ô tô ở hãng?

Đưa xe đi bảo dưỡng tại hãng hay gara bên ngoài đều có những lợi ích riêng, nếu mang xe đến bảo dưỡng tại hãng bạn sẽ nhận được những lợi ích sau:

Kinh nghiệm kiểm tra, bảo dưỡng, phát hiện hỏng hóc và khả năng xử lý nhỉnh hơn các gara ngoài, điều này là chắc chắn, nên nếu bạn vẫn đang loay hoay tìm nơi bảo dưỡng uy tín thì có thể trực tiếp mang xe đến hãng cho yên tâm.

Thiết bị thay thế chính hãng và sẵn sàng sử dụng: Linh kiện thay thế cho xe phải chính hãng. Khi khách hàng mang xe đến hãng để sửa chữa mà phát hiện bất kỳ bộ phận nào bị hỏng hóc, hư hỏng, tại hãng sẽ có ngay linh kiện thay thế phù hợp. Nếu bạn sửa chữa ở các gara bên ngoài, đôi khi bạn phải đợi rất lâu mới được nhập linh kiện về sửa chữa.

Lời kết

Mong rằng qua bài viết trên, các bạn đã hiểu sâu hơn về các hạng mục bảo dưỡng, quy trình bảo dưỡng ô tô và tìm được nơi bảo dưỡng ô tô tốt nhất phù hợp với ‘xế cưng’ của mình.

AutoDetailing.vn – Blog chia sẻ, đánh giá phụ kiện ô tô cũng như chia sẻ các thông tin hữu ích về thị trường ô tô, cách tự chăm sóc chiếc xe ô tô giúp người dùng trải nghiệm nhiều hơn trên chiếc xe của mình.

Tìm kiếm AutoDetailing.vn qua: