Các bước vệ sinh nội thất ô tô đúng cách: Bảng giá tham khảo

847

Dọn dẹp vệ sinh nội thất ô tô của bạn là một thói quen nên duy trì thường xuyên để giúp nội thất bên trong xe luôn trông như mới, đồng thời bảo vệ các vật dụng nội thất trong xe và sức khoẻ người dùng một cách tốt nhất.

Dọn vệ sinh nội thất ô tô
Dọn vệ sinh nội thất ô tô

Vậy quy trình vệ sinh ô tô đúng cách như thế nào? Khi nào bạn cần vệ sinh nội thất xe ô tô? Cùng AutoDetailing.vn sẽ giải đáp chi tiết cho bạn trong bài viết dưới đây!

Khi nào bạn cần vệ sinh nội thất ô tô?

Thời gian vệ sinh ​nội thất ô tô phụ thuộc vào điều kiện lái xe, số lượng hành khách và tần suất sử dụng. Tuy nhiên, chủ xe nên vệ sinh nội thất xe định kỳ 6 tháng/lần để làm sạch nội thất và loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc, mùi hôi và mầm bệnh.

Dọn dẹp nội thất ô tô rất quan trọng bởi không gian bên trong có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ của xe lẫn sức khỏe của người ngồi trong xe. Dưới tác động của thời tiết, bụi bẩn và mồ hôi, nội thất xe sau một thời gian sẽ bị đổi màu, làm mất đi vẻ thẩm mỹ của tổng thể xe.

Vệ sinh nội thất ô tô giúp duy trì tuổi thọ của xe và mang đến những trải nghiệm thoải mái, thư giãn cho người dùng.

Vệ sinh nội thất ô tô cần lưu ý vị trí nào?

Khi vệ sinh nội thất​​ ô tô, chủ xe cần lưu ý những vị trí sau:

  • Trần xe

Đây là vị trí tưởng chừng như ít bám bẩn nhưng cũng là nơi dễ bám bụi và vi khuẩn nhiều nhất. Trần xe ô t​​ rất dễ bị bám bụi, ẩm ướt khi trời mưa… đặc biệt là phần nỉ nguyên bản trên xe. Ngoài ra, vị trí này cũng dễ bị lưu mùi. Đây là một trong những vị trí ‘bốc mùi’ nhất trên xe.

Vệ sinh trần xe
Vệ sinh trần xe

Nếu người sử dụng ô tô có thói quen hút thuốc trong xe, trần xe sẽ dễ chuyển sang màu vàng và mùi khói bám vào rất khó để loại bỏ.

  • Ghế ngồi

Ghế ô tô là nơi chứa vi khuẩn và sản sinh nấm mốc nhiều nhất. Do cấu tạo của ghế ô tô nên bên trong chủ yếu là đệm mút, ngoại trừ lớp da/nỉ ở bên ngoài. Lớp mút này dễ hút ẩm, dễ bám bẩn, bám mùi…

Vệ sinh ghế da ô tô
Vệ sinh ghế da ô tô

Do đó ghế ô tô hàng ngày chịu tác động của khói bụi bên ngoài, mồ hôi từ người ngồi nếu không được vệ sinh thường xuyên sẽ sản sinh vi khuẩn và hư hại lớp da/nỉ ghế gây mất thẩm mỹ….

  • Sàn xe

Đây là chi tiết hứng gần hết bụi bẩn, bị giày dép giẫm phải bùn đất… khiến sàn trong xe trở thành nơi “siêu bẩn”. Sàn xe phần lớn được bọc bằng nỉ, nếu sử dụng lót sàn nỉ càng dễ bám bẩn, ẩm ướt và gây ra mùi khó chịu nếu không được vệ sinh.

  • Tay nắm cửa

Tay nắm cửa là bề mặt mà tay của nhiều người thường xuyên chạm vào nên nguy cơ sản sinh vi khuẩn là rất cao. Nguy cơ này sẽ cao hơn đối với các loại xe chuyên vận tải hành khách như taxi, grab…Vì vậy, tay nắm cửa nên được lau chùi và khử trùng thường xuyên.

  • Vô lăng xe, bảng taplo, tappi

Vô lăng ô tô là một trong những nơi lý tưởng nhất để nhiều loại vi khuẩn, nấm mốc trú ngụ và phát triển. Người lái xe hàng ngày chạm tay vào nhiều dụng cụ, vật dụng, sau đó cầm vô lăng lâu dễ bị đổ mồ hôi, đây là nguyên nhân cũng như cơ hội tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ.

Dọn vệ sinh khu vực taplo
Dọn vệ sinh khu vực taplo

Nếu bạn đang sử dụng bọc vô lăng ô tô thì rất dễ bị ẩm, mốc nếu không vệ sinh bọc vô lăng. Tương tự như bảng điều khiển trên taplo, tappi cửa là nơi dễ nhiễm bụi bẩn và vi khuẩn.

Quy trình dọn nội thất xe ô tô đúng cách

  • Bước 1: Tháo ghế và tháo các thiết bị trong xe

Tháo ghế, hút bụi và làm sạch trước ô tô. Đây là bước rất quan trọng vì nếu để ghế ngồi trên ô tô thì chúng ta sẽ không thể làm sạch mọi ngóc ngách trên ô tô. Tháo ghế và các thiết bị trong xe giúp xe được làm sạch kỹ càng hơn.

  • Bước 2: Vệ sinh trần xe

Khu vực trần xe không quá bẩn, nhưng có thể có nhiều bụi. Vì vậy, người thợ sẽ phun dung dịch vệ sinh trần xe bằng súng lốc xoáy giúp đánh bay mọi bụi bẩn, vết ố cứng đầu bám lâu ngày.

  • Bước 3: Vệ sinh bảng điều khiển và taplo

Vệ sinh khu vực taplo, vô lăng và bảng điều khiển. Những bộ phận này của xe thường xuyên va chạm trong quá trình sử dụng nên rất dễ bám bẩn và ẩm mốc. Bạn nên làm sạch kỹ vô lăng, bảng điều khiển và các ngăn chứa đồ. Những bộ phận này có nhiều chi tiết nhỏ và cần được làm sạch bằng chổi, vải mềm và dung dịch chuyên dụng.

  • Bước 4: Vệ sinh ghế và thảm trải sàn

Nhân viên sẽ dùng dung dịch vệ sinh nội thất chuyên dụng xịt lên bề mặt ghế da/nỉ, sau đó dùng bàn chải mềm lau sạch.

Đối với ghế nỉ, bạn cần sử dụng súng phun vệ sinh bọc ghế để tạo ra luồng lốc xoáy cực mạnh đánh bay các vết bẩn cứng đầu, sau đó làm sạch lại bằng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng. Thảm sẽ được giặt sạch và phơi khô.

  • Bước 5: Vệ sinh cánh cửa kính xe

Làm ẩm khăn sợi nhỏ ( Microfiber) bằng chất tẩy rửa cửa kính (đây là loại khăn sợi nhỏ có tác dụng loại bỏ vết bẩn trên cửa sổ rất tốt và không để lại vệt trắng sau khi lau).

Sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng để lau kính sạch sẽ mà không trầy xước. Hoặc dùng bình xịt nước lên kính sau đó dùng khăn mềm lau sạch các vết bẩn bám trên kính.

Dùng khăn thấm nước tẩy rửa để lau kính xe từ kính chắn gió đến hai bên cửa sổ và cửa sổ trời ( nếu có) . Tương tự như lau nội thất ô tô, nên lau theo chiều kim đồng hồ để làm sạch tối ưu.

Các khu vực viền cửa sổ có xu hướng bẩn hơn các khu vực khác. Khi lau chùi, nên thay đổi bề mặt giẻ lau để giữ cho bề mặt lau luôn sạch sẽ và không làm vấy bẩn các khu vực khác.

Lưu ý: Theo kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng ô tô, nên tránh dùng các chất tẩy rửa chứa Amoniac vì chúng có nguy cơ làm hỏng các thiết bị bằng nhựa và làm hỏng cửa kính. Bạn cũng nên cẩn thận trong việc lựa chọn nước lau kính phù hợp để tránh bị loang lổ, phai màu.

  • Bước 6: Tiến hành vệ sinh cốp xe

Vị trí cốp xe là nơi người dùng để nhiều đồ nhất như đồ ăn, tư trang nên sẽ rất bẩn, nếu không được vệ sinh thường xuyên sẽ sinh ra nấm mốc, mùi hôi. Tại vị trí cốp xe, bạn cần dọn dẹp những thứ không cần thiết rồi hút bụi cẩn thận.

  • Bước 7: Vệ sinh sàn xe

Sàn xe là nơi chứa nhiều bụi cũng như chất bẩn nhất trong quá trình dọn vệ sinh cho một chiếc ô tô.

Sau khi tháo các tấm thảm lót sàn, bạn cần sử dụng máy hút bụi ô tô để hút sạch các lớp bụi bẩn cũng như thức ăn thừa rơi đổ trên sàn, sau đó mới tiến hành sử dụng dung dịch vệ sinh để làu, chùi sàn xe.

  • Bước 8: Lau khô và sấy lại khu vực vệ sinh

Đây là bước cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng. Bạn cần lau và sấy khô thật kỹ, đừng để tự khô sẽ để lại những vệt sọc trông rất xấu trên xe.

Các dụng cụ, dung dịch cần thiết khi vệ sinh

Để dọn vệ sinh nội thất cho một chiếc ô tô thì bạn cần trang bị những đồ dùng, dụng cụ cũng như các dung dịch gì cần thiết?

  • Máy rửa xe
  • Máy hút bụi ô tô
  • Bình chứa dung dịch dọn vệ sinh
  • Bàn chải vệ sinh chuyên dụng
  • Dung dịch vệ sinh nội thất ô tô
  • Một vài dụng cụ cần thiết khác như khăn lau chuyên dụng, dung dịch tẩy ố kính, tẩy nhựa đường,…

Một số dung dịch vệ sinh nội thất

  • Dung dịch vệ sinh Sonax

Đây là dung dịch vệ sinh nội thất xe hơi có hương thơm dễ chịu, lâu dài giúp trung hòa mùi hôi và giúp loại bỏ thuốc lá, mùi mốc hoặc mùi thú cưng và các mùi khó chịu khác trong xe…thích hợp cho nội thất ô tô hoặc môi trường phòng khách.

Dung dịch vệ sinh nội thất ô tô Sonax
Dung dịch vệ sinh nội thất ô tô Sonax

Ngoài ra Sonax còn có khả năng làm sạch trần xe và ghế da. Trong số đó, đối với ghế da, Sonax vừa có thể làm sạch vừa giúp chống nứt, làm mềm, phục hồi độ bóng, hạn chế bạc màu và kéo dài tuổi thọ cho ghế da. Dung dịch vệ sinh nội thất ô tô Sonax còn phù hợp với đồ da trong gia đình hoặc văn phòng.

  • Dung dịch vệ sinh nội thất 3M

Dung dịch vệ sinh nội thất ô tô 3M được thiết kế dạng chai xịt, có tác dụng làm sạch sâu và dưỡng bề mặt các chất liệu cao cấp như da, nhựa, cao su trong nội thất ô tô mang lại cho nội thất trong xe một vẻ ngoài sạch sẽ và cảm giác mới.

  • Dung dịch vệ sinh nội thất 3S Car Care

Dung dịch vệ sinh nội thất ô tô 3S có hiệu quả cao và phù hợp với nhiều bề mặt nội thất ô tô như da, giả da, nỉ, thảm vải, kim loại, inox, nhựa, cao su, vỏ dụng cụ… Trong đó, 3s chăm sóc ô tô vượt trội Ưu điểm là thích hợp cho việc vệ sinh bên trong và bên ngoài ô tô.

Dung dịch bóng da 3S Car Care
Dung dịch bóng da 3S Car Care

Cách sử dụng dung dịch vệ sinh nội thất ô tô 3S Car Care rất đơn giản và dễ dàng. Chủ xe chỉ cần xịt 3S lên chỗ bẩn rồi dùng khăn khô lau sạch. Nếu bề mặt không bằng phẳng, có nhiều rãnh, vết bẩn lâu ngày đã khô, xịt 3S lên vết bẩn và dùng bàn chải hoặc giấy nhám đánh sạch.

Những điều lưu ý khi làm vệ sinh nội thất xe hơi

  • Hạn chế đeo trang sức hay quần áo có nút kéo cứng vì dễ làm rách nội thất da và tác động trầy xước xe. Do đó, không nên đeo đồng hồ, nhẫn, thắt lưng và các phụ kiện, trang sức khác trên người khi rửa xe và vệ sinh xe, bạn nên tháo bỏ các phụ kiện trên người và mặc quần áo thoải mái nhất có thể.
  • Nếu bạn đang tự làm khăn lau xe giá rẻ từ quần áo cũ, bạn cần kiểm tra vật dụng đó càng kỹ càng tốt để tránh làm xước các nút bấm, tấm kim loại của xe.
  • Phân biệt các loại khăn lau mềm và cứng để lau thân xe và bánh xe (nên để 2 xô nhựa đựng dung dịch khác nhau) Tuyệt đối chú ý không dùng khăn lau bánh xe để lâu khô thân xe, do bánh xe bẩn và bám nhiều bụi dễ gây xước thân xe.
  • Tránh sử dụng hóa chất không chuyên dụng hoặc nước rửa xe để làm sạch nội thất. Không nên dùng vì chúng sẽ ảnh hưởng đến bề mặt da hoặc nỉ, taplo, v.v.

Bảng giá dọn nội thất ô tô?

Chi phí dọn dẹp nội thất ô tô phụ thuộc vào gói dịch vụ (các phụ kiện đi kèm) và dòng xe. Nhìn chung chi phí vệ sinh nội thất ô tô hiện nay dao động ở ​​mức giá như sau:

Dòng xe Chi phí vệ sinh nội thất ( VNĐ)
SUV/crossover/MPV cỡ trung và cỡ lớn 1.000.000 – 1.200.000
SUV/crossover/MPV cỡ nhỏ 1.200.000 – 1.500.000
Dòng xe Mini /sedan/hatchback 1.500.000 – 2.000.000
  • (*): Bảng giá mang tính chất tham khảo, tuỳ vào nhu cầu và gói vệ sinh khách hàng cần làm mà có báo giá chi tiết ở từng trung tâm chăm sóc.

Có rất nhiều nơi cung cấp dịch vụ dọn dẹp nội thất ô tô. Tuy nhiên, để có một quy trình vệ sinh chuyên sâu hiệu quả thì cần phải trang bị những máy móc, dụng cụ vệ sinh nội thất ô tô chuyên nghiệp. Không phải tất cả các địa điểm đều được trang bị các máy móc và công cụ này.

Vì vậy, khi lựa chọn trung tâm vệ sinh nội thất ô tô, bạn nên ưu tiên chọn nơi có uy tín, trang thiết bị chuyên nghiệp. Ngoài ra, hãy hỏi kỹ về giá cả, xem xét quy trình và các hạng mục đi kèm.

Lời kết

Auto Detailing hy vọng qua những chia sẻ về các bước nội thất xe ô tô đúng chuẩn và những lưu ý khi vệ sinh nội thất xe sẽ giúp chủ xe chủ động hơn trong việc ‘tân trang’ chiếc xe của mình.

AutoDetailing.vn – Blog chia sẻ, đánh giá phụ kiện ô tô cũng như chia sẻ các thông tin hữu ích về thị trường ô tô, cách tự chăm sóc chiếc xe ô tô giúp người dùng trải nghiệm nhiều hơn trên chiếc xe của mình.

Tìm kiếm AutoDetailing.vn qua: