Trọng tải là gì? Trọng Tải với Tải Trọng có gì khác nhau

195

Bạn đang tìm hiểu về tải trọng cũng như giải đáp sự thắc mắc giữa tải trọng và trọng tải có gì khác nhau?

Bạn cần tìm hiểu chi tiết hơn về một số quy định cũng như các mức phạt nếu vi phạm tại trong khi vận chuyển hàng hóa trên xe.

Tải trọng là gì
Trọng tải là gì

Cùng AutoDetailing.vn tìm hiểu chi tiết về các khái niệm, ý nghĩa cũng như các mức phạt khi vi phạm về khối lượng chở hàng hóa trên xe.

Trọng tải xe là gì?

Theo khoản 8 điều 3 Nghị định 86/2014 NĐ-CP có định nghĩa về trọng tải của xe như sau:

Trọng tải thiết kế của xe ô tô chính là khối lượng hàng hóa hoặc số lượng người tối đa mà xe ô tô đó được chở theo quy định của nhà sản xuất. Theo đó có thể hiểu rằng, khi sản xuất ra bất kỳ phương tiện ô tô nào nhà sản xuất đều đã tính đến khối lượng của hàng hóa hoặc số lượng người tối đa mà phương tiện có thể chở được.

Phân biệt tải trọng và trọng tải
Phân biệt tải trọng và trọng tải

Việc hiểu và sử dụng xe đúng tải trọng sẽ giúp quá trình sử dụng xe an toàn hơn cũng như vận hành được tốt hơn.

Nếu bạn thường xuyên chở hàng hóa quá tải trọng sẽ là ảnh hưởng đến tuổi thọ của xe cũng như tính an toàn khi tham gia giao thông, đồng thời vi phạm quy định của nhà nước.

Ý nghĩa của tải trọng là gì?

Dựa trên định nghĩa của tải trọng, bạn sẽ hiểu được khối lượng, sức chở hàng hóa mà chiếc xe bạn đang sử dụng chở được bao nhiêu theo đúng quy định của nhà nước.

Dựa vào đó, bạn xác định được xe có chở lượng hàng hóa có quá quy định hay không để có giải pháp tránh vi phạm quy định nhà nước.

Ý nghĩa của trọng tải
Ý nghĩa của trọng tải

Ngoài ra, đây cũng là tiêu chí để người dùng chọn cho mình một chiếc xe chuyên chở hàng hóa phù hợp với nhu cầu sử dụng để hạn chế quá trình phát sinh vấn đề sau khi mua, không đáp ứng đủ nhu cầu cần sử dụng.

Trọng tải và tải trọng xe có khác nhau?

Trọng tải là gì? Tải trọng là gì? Hai khái niệm này thường bị nhầm lẫn với nhau.

Trọng tải được hiểu là thông số thể hiện khả năng chuyên chở hàng hóa, số lượng người tối đa mà xe ô tô được phép vận chuyển theo quy định mà xe được cấp phép.

Trọng tải từng dòng xe được thể hiện trong giấy đăng kiểm cơ giới, được cấp bởi Cục Đăng kiểm Việt Nam nếu xe ô tô của bạn đủ các điều kiện như bảo vệ môi trường và an toàn kỹ thuật.

Trọng tải và tải trọng có gì khác nhau
Trọng tải và tải trọng có gì khác nhau

Còn tải trọng của xe được hiểu là thông số thể hiện khối lượng hàng hóa mà ô tô đang vận chuyển hoặc đang chở.

Thông số tải trọng xe chỉ tính khối lượng của các loại hàng hóa mà xe đang chuyên chở và hàng hóa này phải là hàng hóa được cấp phép lưu thông theo đúng các quy luật của các cấp chức năng.

Dựa vào hai khái niệm trên chúng ta có thể phân biệt được sự khác nhau giữa tải trọng và trọng tải để sử dụng đúng chuẩn nhất.

Các loại trọng tải của xe ô tô

Hiện nay, trên thị trường có nhiều dòng xe có các tải trọng khác nhau, thông thường, các loại xe tải thì thông số tại trong được quan tâm nhiều hơn so với các dòng xe con.

Một số tải trọng phổ biến:

  • Xe tải trọng tải dưới 5 tấn: 1 tấn, 1.4 tấn, 1.5 tấn, 1.9 tấn, 2 tấn, 2.2 tấn, 2.4 tấn, 2.5 tấn, 2.9 tấn, 3 tấn, 3.5 tấn.
  • Xe tải trọng tải dưới 10 tấn: 5 tấn, 5.5 tấn, 6 tấn, 6.2 tấn, 6.5 tấn, 7 tấn, 8 tấn, 8.2 tấn, 9 tấn…
  • Xe tải trọng tải trên 10 tấn: 15 tấn, 18 tấn…

Mỗi tải trọng sẽ được quy định về số lượng hàng hóa tối đa mà xe có thể chuyển chở, chính vì thế, dựa vào khối lượng hàng hóa mà bạn sử dụng xe có tải trọng phù hợp.

Tổng tải trọng xe được qui định

Tải trọng xe được chia thành 2 loại bao gồm:

  • Thân rời: đối với các loại xe gắn sơ mi rơ móc.
  • Thân liền: đối với các loại xe tải thùng.

Cách tính tải trọng xe thân rời:

Tổng số trục thân rời Tổng trọng lượng của xe(tấn)
3 ≤ 26
4 ≤ 34
5+ ≤ 40

Cách tính tải trọng xe thân liền:

Tổng số trục thân liền Tổng trọng lượng của xe(tấn)
2 ≤ 16
3 ≤ 24
4 ≤ 30
5 ≤ 34

Mức phạt khi tải trọng xe chở quá mức quy định

Một số mức phạt khi xe chở quá tải trọng bạn có thể tham khảo thêm khi tải trọng xe chở quá quy định hàng hóa:

Xe chở vượt quá mức quy định Mức phạt
10% đến 20% phạt 2 đến 3 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 1 tháng
20% đến 50% phạt 3 đến 5 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 2 tháng
trên 50% phạt 5 đến 7 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 2 tháng


Lời kết

Trên đây là một số thông tin tổng hợp từ AutoDetailing.vn về trong tải là gì cũng như sự khác nhau giữa trọng tải và tải trọng giúp người dùng nhận định rõ hơn các khái niệm trên.

AutoDetailing.vn – Blog chia sẻ, đánh giá phụ kiện ô tô cũng như chia sẻ các thông tin hữu ích về thị trường ô tô, cách tự chăm sóc chiếc xe ô tô giúp người dùng trải nghiệm nhiều hơn trên chiếc xe của mình.

Tìm kiếm AutoDetailing.vn qua: