Nếu bạn là người thích tìm hiểu về xe ô tô, đam mê xe ô tô thì chắc hẳn đã nghe nói đến động cơ 4 kỳ. Đây được coi là “cuộc cách mạng” trong hệ thống động cơ đốt trong thế kỷ XX. Nếu bạn muốn biết cụ thể hơn động cơ 4 kỳ là gì?
Cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ 4 kỳ như thế nào mời các bạn cùng Auto Detailing tìm hiểu chi tiết về loại động cơ này trong bài viết dưới đây!
Tìm hiểu động cơ 4 kỳ là gì?
Đúng như cái tên là động cơ 4 kỳ là loại động cơ gồm bốn hành trình riêng biệt nhau, cụ thể là: kỳ nạp, kỳ nén, kỳ nổ, kỳ xả xảy ra khi piston dịch chuyển lên xuống trong một chu kỳ vận hành.
Động cơ 4 kỳ nổi bật với khả năng tiết kiệm nguyên liệu, tuổi thọ cao, mô-men xoắn cao và ít khí thải ra môi trường. Nhưng nhược điểm là kết cấu hơi phức tạp, chế tạo khó, giá thành cao hơn so với động cơ hai kỳ. Ngoài ra, còn phải trang bị rất nhiều thiết bị cồng kềnh khác. Hiện nay, động cơ 4 kỳ đã trở thành loại động cơ phổ biến được sử dụng cho các loại ô tô khác nhau.
Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của động cơ 4 kỳ
Cấu tạo của động cơ 4 kỳ
Động có 4 kỳ có cấu tạo gồm các bộ phận chính cụ thể như sau:
- Piston: Đây là bộ phận đặt bên trong động cơ có vai trò chuyển đổi năng lượng khi đốt cháy nhiên liệu và giãn nở trong buồng đốt. Sau đó sẽ được truyền tới trục khuỷu thông qua thanh truyền. Piston chuyển động quay quanh xi-lanh. Giữa piston và xi lanh được bố trí các vòng séc măng.
- Trục khuỷu: Đây là bộ phận hỗ trợ Piston chuyển động tròn thay vì chuyển động tịnh tiến.
Thanh truyền: Bộ phận này giúp truyền dao động từ Piston đến trục khuỷu. - Đối trọng: Mục đích của việc lắp vào trục khuỷu là để giảm rung động sinh ra. Lý do là có thể khó đạt được sự cân bằng phù hợp trong quá trình lắp các bộ phận lại với nhau.
- Xupap nạp và xupap xả: Bộ phận được coi như van thì sẽ tự động mở ra khi hòa khí đi vào và mở cho khí thải thoát ra ngoài.
- Bugi: Có nhiệm vụ đánh lửa giúp đốt cháy hòa khí trong động cơ
Nguyên lý hoạt động của động cơ 4 kỳ
Nguyên lý làm việc của động cơ 4 kỳ được chia thành các kỳ 1, 2, 3, 4 hay nén, nạp, nổ, xả.
- Kỳ nạp: Đầu tiên, piston sẽ di chuyển từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới. Lúc này, van nạp sẽ mở ra, đưa không khí vào buồng đốt. Van xả sẽ đóng lại. Piston di chuyển xuống xi-lanh, tạo ra một khoảng trống trong xi-lanh để chứa nhiên liệu nguyên tử hóa từ bộ chế hòa khí.
- Kỳ nén: Xu nạp và xu xả sẽ được đóng lại. Lúc này Pitson di chuyển lên trên xi lanh, nén hỗn hợp khí xăng.
- Kỳ nổ: Nhiệm vụ đánh lửa của bugi lúc này là đốt cháy bộ chế hòa khí và cung cấp năng lượng cho piston. Sau khi được cấp năng lượng, piston di chuyển từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới. Xu nạp và xu xả đều đóng. Trục khuỷu vẫn quay 180 độ.
- Kỳ xả: Piston lúc này sẽ di chuyển từ điểm chết dưới lên điểm chết trên. Van nạp mở ra để khí thải thoát ra ngoài. Lúc này xu nạp vẫn đóng. Thanh truyền sẽ xoay 180 độ.
Phân loại động cơ 4 kỳ
Động cơ xăng | Động cơ diesel | |
Kỳ nạp | Nạp không khí và nhiên liệu | Chỉ nạp không khí |
Kỳ nén | Piston nén hỗn hợp nhiên liệu và không khí | Piston nén không khí đạt được áp suất cao và nhiệt độ cao |
Kỳ nổ | Bugi đánh lửa đốt cháy hỗn hợp nén | Nhiên liệu được phun ở áp suất cao và được đốt cháy nhờ nhiệt độ của không khí |
Kỳ thải | Lực mà piston đẩy khí ra khỏi xi lanh | Lực mà piston đẩy khí ra khỏi xi lanh |
Điều tiết công suất | Kiểm soát lượng hỗn hợp không khí và nhiên liệu được cung cấp | Kiểm soát lượng nhiên liệu phun |
Ưu, nhược điểm của động cơ 4 kỳ Diesel so với động cơ sử dụng nhiên liệu xăng
Ưu điểm của động cơ 4 kỳ Diesel | Nhược điểm của động cơ 4 kỳ Diesel |
|
|
Như vậy là bạn đã hiểu chi tiết hơn về động cơ 4 kỳ, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó. Hiện nay, động cơ 4 kỳ được chia thành động cơ xăng và động cơ diesel. Hy vọng bạn có thể chọn chiếc xe phù hợp nhất theo nhu cầu của bạn.
AutoDetailing.vn – Blog chia sẻ, đánh giá phụ kiện ô tô cũng như chia sẻ các thông tin hữu ích về thị trường ô tô, cách tự chăm sóc chiếc xe ô tô giúp người dùng trải nghiệm nhiều hơn trên chiếc xe của mình.
Tìm kiếm AutoDetailing.vn qua:
-
-
- Facebook: https://fb/autodetailing.vn
- Youtube:https://bit.ly/3Hc93rk
-