Crossover là gì? Phân biệt Crossover với dòng xe SUV

791

SUV và CUV(Crossover) đều là những dòng xe gầm cao phổ biến tại Việt Nam, khác nhau về kết cấu thân xe, khung gầm nhưng thường bị nhầm lẫn do có vẻ ngoài khá giống nhau. ​​

Crossover là gì
Crossover là gì

Vậy dòng xe CUV là gì? Cách ph​ân biệt CUV và SUV như thế nào? AutoDetailing.vn sẽ giải đáp chi tiết những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây.

Dòng xe Crossover (CUV) là gì?

CUV hay còn gọi là Crossover – Dòng xe lai giữa SUV và Sedan. Nguyên bản của CUV là sự kết hợp giữa cảm giác lái thoải mái của Sedan và khả năng vượt địa hình mạnh mẽ của một chiếc SUV. Nói dễ hiểu hơn, Crossover được định nghĩa là một chiếc xe gầm cao với khung gầm liền khối.

Phân biệt Crossover và SUV

Kiểu dáng: Những chiếc SUV được thiết kế để chinh phục mọi loại địa hình và thường có kiểu dáng thể thao mạnh mẽ, kích thước và khoảng sáng gầm lớn. Đặc điểm của SUV là thân xe được thiết kế nằm trên phần khung xe và sử dụng nền tảng khung gầm của xe bán tải/xe tải nhẹ nên nhìn từ bên ngoài, SUV thường có thân hình rắn rỏi và chắc chắn.

Hyundai Kona
Hyundai Kona

Trong khi đó, CUV là dòng xe “lai” giữa sự nhanh nhẹn của Sedan và sự đa dụng của SUV nên thiết kế của CUV mềm mại và thanh lịch hơn, khoảng sáng gầm xe cũng nhỏ hơn so với SUV.

  • Thiết k​ế khung gầm: Nếu nhìn từ ngoại thất, nhiều người dễ nhầm lẫn giữa SUV và CUV bởi thiết kế gầm cao khá giống nhau. Sự khác biệt rõ ràng nhất giữa SUV và CUV nằm ở kết cấu khung và thân xe.

SUV có kết cấu khung rời ( Body-on frame), tương tự như xe bán tải và xe tải nhẹ. Phần khung và thân xe được sản xuất riêng biệt sau đó lắp ráp lại với nhau. Nhờ cấu tạo này, chiếc SUV có khả năng chống vặn xoắn khi chịu tải trọng cao hay khi chạy xe qua địa hình gồ ghề.

Trong khi đó, kết cấu thân xe CUV cũng giống như xe Sedan, với khung gầm ( Unibody). Do đó, trọng lượng của CUV nhìn chung nhẹ hơn nhưng khả năng di chuyển và khả năng vận hành địa hình kém khó đạt được như SUV.

  • Không gian nội thất: Không gian sử dụng của dòng SUV và CUV tương đối rộng, nhưng nếu kích thước ngang nhau thì không gian sử dụng của CUV có vẻ “nhỉnh” hơn. Vì SUV cần nhiều không gian hơn cho khung gầm và hệ thống treo để đảm bảo khả năng tải, lực kéo và khả năng xử lý mạnh mẽ hơn.

Ngược lại, các mẫu xe SUV có xu hướng thân xe dài và cao hơn, từ đó giúp tăng thể tích khoang hành lý, nới rộng khoảng cách giữa các hàng ghế trong khoang hành khách, khoảng cách giữa ghế và nóc xe, đảm bảo một không gian chỗ ngồi thoải mái và rộng rãi.

Ngoài ra, người dùng xe SUV có thể tận dụng khoang hành lý lớn mà không ảnh hưởng đến sự thoải mái của người ngồi trong xe.

  • Khả năng vận hành: Nhờ thiết kế khung xe body-on-frame tránh vặn xoắn khi có ngoại lực tác động cùng khoảng sáng gầm xe lớn nên SUV có khả năng ​​off-road mạnh mẽ, chở tải, kéo theo tải tốt hơn so với CUV.

Ngược lại, CUV thường được các nhà sản xuất hướng đến là một mẫu xe dành cho gia đình hơn là chinh phục địa hình. Do mang thiết kế khung gầm liền khối nên CUV có khả năng vận hành êm ái và linh hoạt.

Mặc dù hiện nay trên th​​ị trường xuất hiện nhiều mẫu CUV có khoảng sáng gầm lớn, trang bị hệ dẫn động 4 bánh nhưng off-road vẫn không phải ưu điểm chủ đạo của dòng CUV nếu so sánh với SUV.

  • Mức tiêu hao nhiên liệu: CUV nhờ có thiết kế unibody nên xe có trọng lượng gọn nhẹ hơn SUV. Đồng thời, cải thiện hiệu suất vận hành và tiết kiệm nhiên liệu. Ngược lại, những chiếc SUV với đặc tính vận hành mạnh mẽ, tăng tốc nhanh, vượt địa hình tốt nhờ động cơ dung tích lớn, tất nhiên sẽ tiêu hao nhiên liệu hơn CUV.

Tuy nhiên, hiện nay các hãng xe không ngừng phát triển những công nghệ mới nhằm khắc phục những nhược điểm của hai mẫu xe và học hỏi thêm những điểm mạnh của nhau.

Tại sao crossover ngày càng được ưa chuộng?

Có thể thấy trong bối cảnh dòng SUV ngày càng bão hòa thì sự ra đời của những chiếc xe Crossover chính là “cứu tinh” của các hãng xe. SUV có kích thước lớn, tiêu hao nhiên liệu nhiều, giá cao khiến người tiêu dùng không còn ‘mặn nồng’ dòng xe này.

Crossover ngày càng được ưa chuộng
Crossover ngày càng được ưa chuộng

Đồng thời, dân số ở các đô thị ngày càng tăng, nhu cầu sử dụng ô tô ngày càng cao. Lúc này, một chiếc xe đầm chắc hơn, máy móc ổn định và tiết kiệm nhiên liệu sẽ là yếu tố được khách hàng quan tâm. Chiếc Crossover ra đời đúng thời điểm đáp ứng mong đợi của người dùng.

Ngay khi các mẫu xe này ra mắt đã lập tức chiếm lĩnh thị phần của SUV và sedan hay hatchback. CUV đã được xếp hạng trong top 10 doanh số xe bán ra trên thị trường ô tô trong nhiều năm liên tiếp.

Mặc dù đã có mặt trên thị trường hơn 20 năm nhưng đến nay xu hướng sử dụng xe Crossover dường như vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Cũng chính sự xuất hiện của mẫu xe này đã khiến nhiều mẫu xe khác phải “dậm chân tại chỗ”, thậm chí đứng ngồi không yên, đặc biệt là hãng xe sang hay xe thể thao giá rẻ.

Ưu điểm của xe Crossover

Chiếc Crossover là dòng xe đa dụng phù hợp với xu hướng hiện đại ngày nay. Là sự kết hợp tương đối toàn diện giữa sedan và SUV nên sẽ có những ưu điểm của 2 mẫu xe trên.

  • Vận hành êm ái: Thiết kế khung gầm, thân vỏ liền khối tương tự như Sedan giúp CUV vận hành êm ái hơn
  • Khả năng địa hình: CUV là dòng xe không có khả năng địa hình như một chiếc SUV thực sự. Tuy nhiên, khoảng sáng gầm lớn và hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian mang lại cho Crossover này khả năng off-road nhẹ. Nó hoàn toàn đủ sức chinh phục những cung đường phức tạp, lội nước nhẹ v.v.
  • Thiết kế: Hầu hết các mẫu Crossover đều được thiết kế đơn giản, sang trọng và hiện đại. Như một sự hòa trộn giữa một chiếc xe sang trọng như sedan và một chiếc mạnh mẽ như SUV.
  • Giá cả: Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc ô tô cao cấp với giá cả phải chăng, hãy cân nhắc một chiếc Crossover hơn là một chiếc SUV. Ngày nay, những chiếc Crossover thuộc phân khúc vừa túi tiền, dễ tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng.
  • Đa dạng mẫu mã, phân khúc thị trường: Crossover tham gia vào hầu hết các phân khúc thị trường và rất đa dạng trong các phân khúc xe ô tô.

Nhược điểm của xe Crossover

Nhược điểm lớn nhất của CUV này là dù được trang bị hệ dẫn động 4 bánh nhưng khả năng off-road lại không được mạnh mẽ. Trong khi các mẫu SUV có cùng mức kết cấu thân xe sử dụng khung chịu lực khi gặp địa hình gồ ghề lại có khả năng off-road mạnh mẽ hơn.

Các phân khúc xe Crossover

  • Mini Crossover: (hay còn gọi là Subcompact Crossover): Đây là phân khúc được xây dựng từ khung gầm của Sedan hạng B. Có thiết kế nhỏ gọn, trẻ trung, hiện đại và là phương tiện rất phổ biến và ưa chuộng ở các thị trường đang phát triển.
  • Compact Crossover: Phân khúc này được coi là lựa chọn tốt nhất để di chuyển trong đô thị do thiết kế nhỏ gọn và kích thước vừa phải. Đặc biệt những chiếc Compact Crossover nhỏ gọn rất phù hợp cho những chuyến dã ngoại hay du lịch cùng gia đình.
  • Mid-Size Crossover: Xe có kích thước 5m sẽ tham gia vào phân khúc thị trường này, tuy nhiên các dòng xe lớn hơn chủ yếu đến từ các thương hiệu xe cao cấp. Ở phân khúc này, xe thường được thiết kế 7 chỗ để tận dụng kích thước lớn của xe.

Những cái tên tham gia phân khúc thị trường này bao gồm: Land Rover Evoque, Audi Q5, Hyundai Santafe, BMW X3, Mercedes-Benz GLC, Porsche Cayenne.

  • Full-Size Crossover: Crossover đang dần hoàn thiện phân khúc thị trường của mình. Hiện số lượng mẫu xe gia nhập phân khúc Full-Size Crossover không nhiều, còn xe cỡ lớn 7 chỗ, công nghệ cao cấp thường chỉ dành cho đối tượng người dùng cao cấp tại Việt Nam.

Gia nhập phân khúc có: BMW X7, Audi Q7, Range Rover.

Các dòng xe Crossover tại Việt Nam

Các dòng xe crossover cỡ nhỏ

  • Toyota Corolla Cross

Corolla Cross đã nhận được sự quan tâm rộng rãi ngay sau khi được tung ra thị trường, chủ yếu là do niềm tin vốn có vào thương hiệu Toyota. Corolla Cross thừa hưởng các tính năng từ mẫu sedan bán chạy nhất Corolla và SUV RAV4. Người hâm mộ cho rằng đó là một sự kết hợp hoàn hảo.

Toyota Corolla Cross 2022
Toyota Corolla Cross 2022

Corolla Cross đủ để chứng minh độ bền không hề thua kém các mẫu xe cũ của hãng xe Nhật Bản. Dù tốc độ không cao nhưng chiếc xe được sản xuất hạn chế tối đa tình trạng hư hỏng vặt, chỉn chu trong từng khâu sản xuất đến mức tối đa. Đây là lý do tại sao Toyota Corolla Cross lại là dòng xe CUV được ưa chuộng hiện nay.

  • Kia Soul

Kia Soul là mẫu xe có vẻ ngoài đặc biệt nhất trong dòng sản phẩm của nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc. Sau nhiều năm được đưa ra thị trường, mẫu xe đô thị cỡ nhỏ có thiết kế vuông vức này đã chiếm được cảm tình của nhiều người tiêu dùng.

Kia Soul EV
Kia Soul EV

Ở thế hệ mới gần đây nhất, Kia Soul đã đáp lại sự yêu thích của khách hàng bằng việc bổ sung những nâng cấp về thiết kế nội ngoại thất hiện đại. Mẫu Kia Soul 2022 dự kiến ​​bán ra thị trường trong năm nay với 6 phiên bản bao gồm S, LX, GT-Line, X-Line, EX, EX Designer Collection và Soul EV. Tại Việt Nam, Kia Soul sẽ cạnh tranh với các mẫu SUV cỡ nhỏ như Hyundai Kona, Ford EcoSport, Honda HR-V,…

  • Hyundai Kona

Hyundai Kona là mẫu xe Crossover cỡ nhỏ của hãng xe Hyundai Hàn Quốc. Kona đã ra mắt tại Việt Nam vào tháng 6 năm 2017 và ra mắt tại Triển lãm ô tô Los Angeles vào đầu tháng 12 năm 2017. Ở Trung Quốc, nó được lấy tên Hyundai Encino và ở Bồ Đào Nha, nó được gọi là Hyundai Kauai.

Hyundai Kona
Hyundai Kona

Hyundai Kona có kích thước nhỏ hơn so với hai người anh tiền nhiệm là Hyundai Tucson và Hyundai Santa Fe. Tại Việt Nam, Hyundai Kona cạnh tranh với Ford EcoSport, Nissan Juke, Mitsubishi Xpander, Honda HRV.

  • Ford EcoSport

Đây là mẫu xe của thương hiệu Ford nổi tiếng của Mỹ. Ford Ecosport là một chiếc Crossover nhỏ gọn. Hệ thống động cơ của xe được đánh giá cao kết hợp cùng thiết kế khá hầm hố và không kém phần mạnh mẽ, giúp xe chinh phục nhiều địa hình.

Ford EcoSport
Ford EcoSport

Tại thị trường Việt Nam, Ford Ecosport cũng đã tạo dựng được chỗ đứng nhất định và thu hút sự quan tâm của nhiều khách hàng yêu thích thương hiệu xe Mỹ này.

Các dòng xe crossover 7 chỗ

  • Hyundai Santa Fe

Hyundai SantaFe thuộc dòng crossover Mid-Size nổi tiếng của Hyundai trên toàn cầu, trong đó có thị trường Việt Nam. Đây là dòng xe CUV 7 chỗ tầm trung cùng phân khúc với nhiều đối thủ lớn như: Ford Everest, Mazda CX-8, Mitsubishi Pajero Sport, Toyota Fortuner,…

Hyundai Santa Fe
Hyundai Santa Fe

Sở hữu thiết kế hiện đại hơn so với phiên bản cũ, kích thước tổng thể lần lượt của SantaFe là 4770×1890×1680mm dài×rộng×cao và chiều dài cơ sở là 2765mm.

Xe SantaFe hiện đại sử dụng 2 lựa chọn động cơ đó là:

Động cơ xăng 2,4 lít sản sinh công suất 188HPvà mô-men xoắn 241 Nm đi kèm hộp số tự động 6 cấp

Động cơ diesel 2,2 lít công suất 202 HP và mô-men xoắn 441 Nm đi kèm hộp số tự động 8 cấp.

  • Honda CRV

Honda CRV là dòng xe CUV 7 chỗ bán chạy nhất 5 năm trở lại đây. Kích thước dài x rộng x cao của CRV lần lượt là 4.623 x 1.855 x 1.679mm, chiều dài cơ sở 2.660mm, thiết kế tổng thể cứng cáp, mạnh mẽ nhưng vô cùng tinh tế.

Honda CRV
Honda CRV

Xe trang bị khối động cơ tăng áp DOHC VTEC Turbo 1.5L, 4 xi-lanh thẳng hàng, 16 van ứng dụng công nghệ Earth Dream Technology, sản sinh công suất tối đa 188Ps/5.600rpm và mô-men xoắn cực đại 240Nm/ 2.000-5.000rpm.

  • Hyundai Creta

Hyundai Creta là mẫu xe Crossover SUV cỡ nhỏ được sản xuất bởi hãng ô tô Hàn Quốc – Hyundai Motor. Lần đầu tiên ra mắt công chúng tại Triển lãm ô tô Bắc Kinh ở Trung Quốc vào tháng 4 năm 2014, mẫu xe này cho đến nay đã ở thế hệ thứ hai (2019-nay). Ở một số thị trường, Hyundai Creta còn được gọi là Hyundai Cantus.

Hyundai Creta
Hyundai Creta

Kích thước của Hyundai Creta 2022 lần lượt là 4.315x 1.790x 1.660 mm, chiều dài cơ sở 2.610 mm, khoảng sáng gầm 200(mm). Trọng lượng của xe là 1.165 kg.

Hyundai Creta 2022 sử dụng động cơ xăng Smartstream, dung tích 1.5 lít, hút khí tự nhiên, sản sinh công suất tối đa 113 mã lực tại 6.300 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 144 Nm tại 4.500 vòng/phút. Hệ dẫn động cầu trước tiêu chuẩn và các tùy chọn cho hộp số sàn iVT hoặc hộp số sàn 6 cấp.

  • Kia Seltos

Mặc dù ra mắt chưa lâu nhưng Seltos đã tạo cơn bão doanh số cho Kia và nhanh chóng trở thành mẫu xe gầm cao phân khúc CUV hạng B bán chạy nhất thị trường. Điểm mạnh của những chiếc Kia Selto nằm ở trang bị tiện nghi, không gian rộng rãi và mức giá vừa phải, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng có xu hướng trải nghiệm xe gầm cao.

Kia Seltos
Kia Seltos

Kia Seltos thuộc phân khúc hướng đến người thành phố với vẻ ngoài nam tính, kiểu dáng đậm chất Việt Nam với thiết kế khá mạnh mẽ và cá tính. Xe có kích thước dài 4.315 mm, rộng 1.800 mm và cao 1.645 mm. Xe có chiều dài cơ sở 2.610 mm.

Với kích thước trên, Seltos thuộc vào loại mẫu xe lớn nhất trong phân khúc CUV hạng B, lớn hơn nhiều so với Mazda CX-3, Hyundai Kona, Ford Ecosport và các mẫu xe khác.

  • Mazda CX-3

Ngày 20/4/2021, Tập đoàn Thaco đã ra mắt mẫu Crossover cỡ nhỏ hoàn toàn mới là CX-3 tại nhà máy Chu Lai. Được nhập khẩu từ Thái Lan như Mazda2 thay vì lắp ráp trong nước như các mẫu xe Mazda khác.

Mazda CX-3
Mazda CX-3

CX-3 được ra mắt trên toàn cầu vào năm 2015 và được phát triển bằng nền tảng Mazda2. Chiều dài cơ sở của Mazda CX-3 là 2570mm, kích thước khác là chiều dài 4275 mm, chiều rộng 1765 mm và chiều cao 1535 mm.

Mazda CX-3 sử dụng động cơ xăng SkyActiv-G 1,5 lít sản sinh công suất 110 mã lực và mô-men xoắn cực đại 144 Nm. Đi kèm hộp số tự động 6 cấp. Xe có công nghệ kiểm soát gia tốc GVC và công nghệ ngắt động cơ tạm thời i-stop.

Xe có 3 phiên bản được bán ra là 1.5 Deluxe, 1.5 Luxury và 1.5 Premium cùng 5 màu lựa chọn là đỏ, trắng xám, nâu và xám xanh.

Lời kết

Những thông tin trên là câu trả lời cho câu hỏi Crossover là gì và đặc điểm để phân biệt CUV và SUV. Mong rằng những kinh nghiệm chia sẻ này có thể giúp bạn nắm rõ hơn kiến ​​thức về xe Crossover và lựa chọn cho mình được chiếc xe phù hợp với nhu cầu của bản thân.

AutoDetailing.vn – Blog chia sẻ, đánh giá phụ kiện ô tô cũng như chia sẻ các thông tin hữu ích về thị trường ô tô, cách tự chăm sóc chiếc xe ô tô giúp người dùng trải nghiệm nhiều hơn trên chiếc xe của mình.

Tìm kiếm AutoDetailing.vn qua: