Biển cấm đỗ là gì? Ý nghĩa và mức phạt khi đỗ xe sai quy định

426

Ở một số đoạn đường nhất định trên thành phố thường được đặt biển cấm đỗ xe theo quy định để giúp các cơ quan nhà nước thực hiện quản lý hiệu quả trong việc đảm bảo an toàn giao thông.

Biển cấm đỗ xe và rất nhiều biển báo khác nói chung thì đều mang ý nghĩa trong việc chỉ dẫn và thông báo cụ thể những nội dung yêu cầu người tham gia giao thông chấp hành.

Việc chấp hành đúng quy định của các biển báo chính là để đảm bảo độ an toàn khi tham gia giao thông, đảm bảo giữ trật tự chung.

Biển cấm đỗ là gì?  

Biển cấm đỗ xe (tiếng Anh được gọi là No Parking Sign) thuộc nhóm các loại biển báo cấm, trong đó được xác định nội dung và yêu cầu cụ thể trên từng đoạn đường mà phương tiện di chuyển.

Tất cả các loại phương tiện khi tham gia giao thông không được đỗ trên những đoạn có đặt biển báo cấm đỗ xe. Qua đó các cơ quan chức năng sẽ thực hiện giám sát, kiểm tra cũng như xử lý đối với các trường hợp vi phạm.

Biển báo cấm đỗ xe là loại biển báo cố định mang tính chất lâu dài và được đặt dựa trên tình trạng cung đường và mật độ di chuyển của dòng xe. Do đó, buộc người tham gia giao thông phải tuân thủ đúng quy định cấm đỗ xe tại khu vực có đặt biển báo.

Biển cấm đỗ xe (tiếng Anh được gọi là No Parking Sign)
Biển cấm đỗ xe (tiếng Anh được gọi là No Parking Sign)

Cách nhận biết biển báo cấm đỗ xe:

Tùy vào từng nội dung và tính chất theo yêu cầu thì sẽ có những biển cấm đỗ xe có hình ảnh cụ thể. Vì vậy, người sử dụng các phương tiện giao thông buộc phải có giấy phép lái xe để được học về các biển báo.

Ngoài ra, chúng ta có thể nhận diện các biển cấm đỗ xe thông qua một số dấu hiệu nhận biết như:

  • Biển báo hình tròn có nền màu xanh dương và viền đỏ.
  • Một vạch chéo màu đỏ chia biển báo thành hai phần bằng nhau

Tùy vào tính chất ở từng khu vực, biển báo sẽ được điều chỉnh sao cho hợp lý. Quá đó việc kiểm soát cũng sẽ liên quan đến tính chất và yêu cầu dừng đỗ của các phương tiện giao thông. Điều đó phụ thuộc vào:

  • Tùy vào từng khu vực khác nhau như đường cao tốc, đường ô tô thông thường hay đường dành cho đô thị thì hệ số kích thước của biển báo sẽ được điều chỉnh khác nhau sao cho phù hợp. Mục đích của việc này là để đảm bảo người tham gia giao thông có thể nhận diện và thực hiện đúng yêu cầu. Đặc biệt, ở trên các tuyến đường lớn như cao tốc, việc tuân thủ quy định tham gia giao thông phải được kiểm soát thật chặt chẽ.

Đặc điểm của các biển cấm đỗ xe:

Dựa vào QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo cấm đỗ xe được chia làm 3 loại: biển báo 131a; biển báo 131b; biển báo 131c. Trong đó, với mỗi biển báo sẽ mang theo đó một ý nghĩa quy định riêng.

Tuy nhiên, ở ba biển này vẫn có những đặc điểm chung:

  • Có dạng hình trong với nền xanh dương và viền màu đỏ
  • Có vạch chéo từ góc trái xuống dưới góc phải màu đỏ chia biển báo thành 2 phần bằng nhau.

Còn ở điểm khác biệt của ba loại biển báo này là:

  • So với biển báo P.131a thì biển báo P.131b có thêm 1 vạch trắng
  • Biển báo P.131c có thêm 2 vạch trắng được kẻ dọc từ trên xuống dưới

Ngoài những đặc điểm nhận dạng thì nội dung biển báo cũng được thể hiện ở dòng chữ bên dưới biển báo. Người tham gia giao thông phải chú ý các quy định và các thông tin của biển báo để tuân thủ đúng trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của mình khi tham gia giao thông.

Ý nghĩa của các biển cấm đỗ xe?

Biển báo số hiệu P.131a:

Ý nghĩa của biển báo số hiệu P.131a mang ý nghĩa là nghiêm cấm các phương tiện giao thông đỗ xe trên đoạn đường có lắp đặt biển báo này. Ngoại trừ các phương tiện ưu tiên theo quy định thì không xác định ngày chẵn hay ngày lẻ, tất cả các phương tiện phải chấp hành cấm đỗ xe khi bắt gặp biển báo này.

Biển báo số hiệu P.131b:

Với biển báo số hiệu P.131b thì với những ngày lẻ trong tháng theo lịch dương (ngoại trừ phương tiện ưu tiên) sẽ cấm đỗ xe. Bên dưới cột sẽ có thêm bảng chú thích cấm đỗ xe vào ngày lẻ để người tham gia giao thông thực hiện.

Biển báo số hiệu P.131c:

Ngược lại với biển P.131b, biển báo P.131c nghiêm cấm các phương tiện giao thông đỗ xe vào ngày chẵn theo lịch dương (ngoại trừ các loại xe ưu tiên). Và bên dưới cột biển báo vẫn sẽ có bảng chú thích cấm đỗ xe vào ngày chẵn.

Tuy nhiên, khi gặp biển cấm đỗ xe nhưng chủ phương tiện thật sự có nhu cầu thì vẫn được phép đỗ, nhưng phương tiện phải chấp hành theo nội quy, không được dừng đỗ quá lâu.

Trong luật cũng đã mô tả cụ thể về việc cấm đỗ và dừng đỗ cùng với các dấu hiệu nhận biết. Khi đó, khi thực sự cần thiết, phương tiện có thể dừng đỗ và đảm bảo nằm trong các dấu hiệu dừng đỗ như:

  • Phải có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết.
  • Đỗ xe tại nơi có lề đường rộng, đỗ xe sát mép đường bên phải chiều đi của mình
  • Đỗ xe phải đúng vị trí được xây dựng để dừng
  • Xe rời khỏi nơi dừng, đỗ xe phải thực hiện các biện pháp an toàn để các xe khác nhận biết
  • Xe đỗ trên đoạn dốc phải được chèn bánh.
  • Khi đỗ xe xong, người điều khiển phương tiện phải thực hiện biện pháp an toàn trước khi bước xuống xe.

Sau khi đảm bảo các điều kiện được mô tả vừa rồi, phương tiện được phép dừng đỗ và cũng xem như là hành vi được cho phép, không vi phạm quy định tham gia giao thông.

Dựa vào QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo cấm đỗ xe được chia làm 3 loại: biển báo 131a; biển báo 131b; biển báo 131c
Dựa vào QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo cấm đỗ xe được chia làm 3 loại: biển báo 131a; biển báo 131b; biển báo 131c

Hiệu lực của biển cấm đỗ xe?

Biển cấm đỗ xe sẽ có hiệu lực đối với các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường có đặt biển báo này. Nó được lắp đặt xung quanh các khu vực cấm và qua đó các cơ quan thẩm quyền có nhiệm vụ thông báo, yêu cầu người tham gia giao thông thực hiện đúng quy định.

Ngoài ra, để phù hợp với các đoạn đường có tính chất di chuyển đặc biệt còn có cả các loại biển báo quy định cấm đỗ xe theo ngày chẵn, ngày lẻ. 

Để phù hợp với các đoạn đường có tính chất di chuyển đặc biệt còn có cả các loại biển báo quy định cấm đỗ xe theo ngày chẵn, ngày lẻ. 
Để phù hợp với các đoạn đường có tính chất di chuyển đặc biệt còn có cả các loại biển báo quy định cấm đỗ xe theo ngày chẵn, ngày lẻ.

Các biển báo này được đặt tại những đoạn đường có đặt biển thông qua các dấu hiệu nhận biết.

Đặt biển P.131(a, b, c) “Cấm đỗ xe” để báo đây là nơi cấm đỗ xe trừ các loại xe được ưu tiên theo quy định

  • Biển P.131a có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới đỗ ở hướng đường có đặt biển
  • Biển P.131b có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới đỗ ở hướng đường có đặt biển theo ngày lẻ
  • Biển P.131c có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới đỗ ở hướng đường có đặt biển theo ngày chẵn

Hiệu lực của biển cấm đỗ xe được xác định từ nơi đặt biển đến đoạn đường giao nhau hoặc ở vị trí quy định được đỗ xe. Hoặc từ vị trí đặt biển lệnh cấm đến vị trí đặt biển hết lệnh cấm. Và nó được xác định theo chiều đi, phía bên phải của phương tiện tham gia giao thông.

Trong phạm vi biển báo có hiệu lực, nếu có chỗ mở giải phân cách cho phép phương tiện được quay đầu thì cần phải đặt thêm một biển nhắc lại. Để mang lại hiệu quả cung cấp thông báo dễ hiểu trong hoạt động quản lý và kiểm soát lực lượng quản lý, cần phải đảm bảo các quy định và thông báo phải được thực hiện rõ ràng.

Tất cả các phương tiện tham gia giao thông đều phải chấp hành biển báo cấm đỗ xe, ngoại trừ các phương tiện ưu tiên theo quy định:

  • Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ
  • Xe quân sự, công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe phải có xe cảnh sát dẫn đường
  • Xe thực hiện nhiệm vụ cấp cứu
  • Xe thực hiện nhiệm vụ khắc phục thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
  • Đoàn xe đưa tang

Các mức xử phạt đối với hành vi đỗ xe tại nơi có biển báo cấm đỗ xe

Dựa theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP đã quy định các hình thức xử phạt đối với phương tiện xe cơ giới, mức phạt đối với hành vi đỗ xe tại nơi có biển báo “Cấm đỗ xe” được quy định như sau:

Phương tiện Mức phạt Đối chiếu theo quy định
Người điều khiển xe ô tô và các phương tiện khác tương tự xe ô tô 800.000 đến 1.000.000 đồng Điểm e Khoản 3 Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự mô tô và xe gắn máy. 200.000 đến 300.000 đồng Điểm h Khoản 2 Điều 6, Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Vì đây là hành vi cố ý không tuân thủ thông báo cũng như các quy định đối với người điều khiển phương tiện. Và hành vi này có thể gây ra tình trạng mất trật tự là hành vi vi phạm quy định cấm của nhà nước

Vậy nên, người tham gia giao thông cần phải được học về các quy định, biển báo để thi Giấy phép lái xe để đảm bảo thực hiện đúng các quy định về tham gia giao thông. Đồng thời cũng tránh việc gây ra ùn tắc giao thông hay nghiêm trọng hơn là gây ra tai nạn giao thông.

Bài viết vừa rồi đã giải thích rõ về định nghĩa và ý nghĩa của biển báo cấm đỗ xe, cũng như là những lưu ý dừng đỗ xe thì thật sự cần thiết. Auto Detailing hy vọng rằng qua bài viết bạn sẽ nắm rõ những lưu ý và an toàn khi tham gia giao thông.

AutoDetailing.vn – Blog chia sẻ, đánh giá phụ kiện ô tô cũng như chia sẻ các thông tin hữu ích về thị trường ô tô, cách tự chăm sóc chiếc xe ô tô giúp người dùng trải nghiệm nhiều hơn trên chiếc xe của mình.

Tìm kiếm AutoDetailing.vn qua: